Âm hộ bị ngứa khi mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây nên nhiều phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống của cả mẹ bầu cũng như thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp.
Bạn đang đọc: Âm hộ bị ngứa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân khiến âm hộ bị ngứa khi mang thai
Ngứa âm hộ là một trong những bệnh lý phụ khoa khá nhạy cảm, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho chị em bị mẫn ngứa âm hộ khi mang thai. Cụ thể:
- Nội tiết tố tăng cao trong thời gian mang bầu sẽ làm lượng khí hư ra nhiều, độ pH trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm phát triển gây ngứa và viêm nhiễm âm hộ, âm đạo.
- Trong những tháng đầu của thai kỳ, đa số các mẹ bầu sẽ bị viêm nhiễm âm đạo và triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín.
Ngứa âm hộ khi mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải
- Trong những tháng cuối của thai kỳ, quá trình rạn da diễn ra một cách mạnh mẽ, sự căng giãn quá mức cũng dẫn đến việc người mẹ bị ngứa âm hộ và những vùng lân cận.
- Da của các mẹ khi mang thai, thường khá nhạy cảm do sự tăng sinh mạch máu ngoài da gây nên. Vì vậy rất dễ bị kích ứng, ngứa ngáy vùng kín khi thời tiết thay đổi hay do sự cọ sát với quần áo.
- Viêm nang lông ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai kỳ cũng sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác có chịu ở vùng kín.
Sự tấn công của các vi khuẩn sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm và gây ngứa
2. Ngứa âm hộ khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa âm hộ khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé, cụ thể:
- Đối với mẹ: ngứa âm hộ lâu này có thể dẫn đến viêm nhiễm và lây lan sang những bộ phận lân cận, thậm chí có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, sinh non, viêm màng ối, nhiễm khuẩn, vỡ ối,..
- Với em bé: nếu mẹ bị ngứa âm hộ do viêm nấm có thể lây nhiễm cho bé, nhất là những mẹ sinh thường. Nấm dính vào miệng gây nấm niêm mạc miệng và lưỡi, có thể sẽ ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe về sau của bé.
Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày có lây không? có cần điều trị lâu dài không
Các mẹ bầu tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng những loại thuốc để điều trị ngứa âm hộ
3. Cách điều trị ngứa âm hộ khi mang thai
Đa số các mẹ bầu khi mang thai đều bị ngứa âm đạo, tùy từng trường hợp mà mức độ ngứa sẽ khác nhau. Có trường hợp chỉ ngứa nhẹ và không kèm theo bất cứ triệu chứng nào và sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Những nếu mẹ bầu bị ngứa âm hộ kèm theo những dấu hiệu như cảm giác ngứa ngáy ngày càng tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm, khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc ngà vàng và có mùi hôi khó chịu, vùng kín có cảm giác bỏng rát, sưng đỏ, đau buốt khi đi tiểu,… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Sau khi thăm khám, xác định rõ nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Với những trường hợp mẹ bầu bị ngứa âm hộ do viêm nhiễm sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, chủ yếu là thuốc đặt âm đạo hoặc những loại kem bôi ngoài da.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai 4D và những điều mẹ bầu nên nắm rõ
Đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp và hiệu quả
Ngoài ra để bảo vệ sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ bầu nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những phương pháp sau:
- Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm mỗi ngày.
- Không mặc quần lót quá chật, sử dụng loại có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
- Không nên dùng những loại xà phòng hay dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, vì như thế sẽ làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên bên trong âm đạo
- Không dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều lần trong ngày, vì như thế sẽ làm mất độ cân bằng pH tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm bùng phát hay vi khuẩn xâm nhập
- Uống nhiều nước, ăn sữa chua cũng là cách để các mẹ phòng tránh và điều trị ngứa âm hộ rất hiệu quả
- Khi bị ngứa, tuyệt đối không được gãi, việc làm này sẽ khiến cho cơn ngứa trở nên tồi tệ hơn, dễ dẫn đến viêm nhiễm hơn
- Khám thai định kỳ và đến gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Với tất cả những chia sẻ trên đây hy vọng các mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng âm hộ bị ngứa khi mang thai. Nếu mẹ bầu muốn được tư vấn thêm về vấn đề mang thai và vượt cạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Xem thêm
>> Mang thai có triệt lông được không?
> Đau xương mu vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.