Trong thời kỳ mang thai, đôi khi mẹ sẽ trải qua cảm giác chán ăn và mệt mỏi khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của mẹ và em bé. Tại sao mẹ lại bị chán ăn mệt mỏi khi mang thai? Điều này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Phương pháp xử trí khi gặp phải tình trạng này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết này với hy vọng mẹ sẽ có trải nghiệm mang thai khỏe mạnh và vượt cạn an toàn!
Bạn đang đọc: Chán ăn mệt mỏi khi mang thai và lời khuyên cho mẹ bầu
1. Nguyên nhân của chứng chán ăn mệt mỏi khi mang thai?
Chán ăn và mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai phải trải qua. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến cảm giác và chất lượng cuộc sống của bà bầu.
Chán ăn mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở các bà bầu
Việc mẹ bị chán ăn trong thời gian mang thai mà đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
– Sự thay đổi hormone HCG khi mang thai: Lượng hormone này tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng đầu thai kỳ và từ tuần thứ 11 sẽ bắt đầu giảm xuống. Việc tăng lên nhanh chóng của hormone này khiến mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường, luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn và cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, tùy từng mẹ bầu mà ảnh hưởng của hormone này là khác nhau, có mẹ sẽ chán ăn nhưng ngược lại sẽ có mẹ thèm ăn.
– Mẹ bị ốm nghén: Đó là tình trạng sợ đồ ăn và buồn nôn ngay khi đưa thức ăn vào miệng. Buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, gây khó khăn trong việc duy trì chế độ ăn uống bình thường.
– Thay đổi vị giác và mùi: Sự thay đổi về vị giác và mùi có thể làm cho thức ăn trở nên không hấp dẫn và mẹ không có cảm giác muốn ăn.
– Bảo vệ thai nhi: Nghe thì có vẻ vô lý nhưng có rất nhiều trường hợp mẹ nói không với tất cả thực phẩm và nó như một phép thử để mẹ chắc chắn không có yếu tố nào làm hại đến con yêu.
Những thực phẩm dễ khiến bà bầu chán ăn thường có mùi mạnh, có thể kể đến như: Thịt, trứng, sữa, tỏi, hành, đồ ăn cay, các gia vị nồng mùi, cà phê, trà…
Thông thường, chứng chán ăn sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường hết vào những tháng tiếp theo nhưng sẽ có một số mẹ “tái chán ăn” vào bất kỳ thời điểm nào trong 9 tháng 10 ngày mang thai.
2. Chán ăn khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?
Có thể nói tình trạng chán ăn trong thai kỳ là rất phổ biến và cơ thể mẹ vẫn có những chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi thai nhi nhưng nếu quá nặng và kéo dài thì ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé, cụ thể:
2.1. Ảnh hưởng đến mẹ
– Mẹ bị chán ăn cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn và sợ đồ ăn.
– Cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nên sẽ dẫn đến thiếu chất và sức khỏe suy yếu.
– Thai nghén nặng khiến mẹ không tiêu hóa được thức ăn, hoa mắt, chóng mặt, mất chất điện giải và muối.
2.2. Ảnh hưởng đến thai nhi
– Nếu tình trạng thai nghén kéo dài sẽ không có đầy đủ dinh dưỡng đi nuôi thai nhi khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và phát triển không toàn diện.
– Nguy cơ dọa sảy thai cao.
– Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai suy giảm đáng kể, trường hợp xấu nhất là thai nhi tử vong và nguy hiểm cho cả mẹ.
3. Làm gì khi bị chán ăn mệt mỏi trong thai kỳ?
Nếu mẹ muốn cải thiện tình trạng chán ăn và sẵn sàng nạp dinh dưỡng để nuôi thai nhi thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
– Uống thật nhiều nước: Bổ sung từ 2-3 lít nước 1 ngày sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể bổ sung thêm các trái cây khác như cam, chanh….
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thai phát triển tốt ba tháng đầu
Mẹ bầu nên uống nhiều nước trong thai kỳ sẽ giúp giảm cảm giác mệt mỏi và ốm nghén
– Hạn chế các đồ ăn nặng mùi: Nếu mẹ cảm thấy khó chịu với mùi của loại thức ăn nào thì hãy liệt kê nó vào danh sách hạn chế nhé. Một số đồ ăn dễ khiến mẹ cảm thấy chán ăn và buồn nôn như: cá, cà ri, quế, hồi,…hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khiến mẹ cảm thấy buồn nôn.
– Sử dụng những món ít gia vị: Các loại gia vị quá mặn, cay nóng dễ khiến mẹ bị đầy hơi, khó chịu và chán ăn.
– Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày: Việc chia nhỏ sẽ khiến mẹ không có cảm giác ngấy khi bước vào bữa ăn. Thay vì 3 bữa mỗi ngày thì mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần thành 6 bữa và nhớ kết hợp với việc bổ sung nước.
– Không bỏ bữa: Mẹ cần hạn chế việc bỏ bữa, và mẹ cũng nên nhớ rằng chế độ ăn của mình ảnh hưởng rất lớn đến thói quen của thai nhi trong bụng bởi vậy hãy đa dạng đồ ăn, ăn đúng bữa, và luôn giữ tâm thế vui vẻ để con yêu được khỏe mạnh.
– Bổ sung thực phẩm chứa protein và tinh bột: Những đồ ăn chứa các thành phần này sẽ giúp mẹ no lâu, không bị mệt mỏi, giữ đường huyết ở mức ổn định đồng thời giải phóng calo cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
– Bổ sung đầy đủ các loại vitamin: Ngoài thức ăn hàng ngày thì mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung các loại trái cây, rau củ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và không có cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng các viên uống đa vi chất như axitfolic, sắt, vitamin C, D, E…để thai nhi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng.
Việc chán ăn và mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy đảm bảo cho tâm trạng luôn được thoải mái và thực hiện đúng theo lời khuyên trên để con yêu phát triển khỏe mạnh. Nếu tình trạng ốm nghén, chán ăn quá nặng và kéo dài thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ung thư thực quản di căn phổi
Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn
Bên cạnh đó mẹ có thể tham khảo và đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói tại TCI để được thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong từng giai đoạn của thai kỳ đông thời đảm bảo cho mẹ khỏe, con phát triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.