“Có hạt trong mắt” là tình trạng mà ai trong chúng ta cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và đôi khi, có thể là triệu chứng của các bệnh lý nhãn khoa nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe thị giác. Để hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trong mắt có hạt, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Có hạt trong mắt: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân của tình trạng có hạt trong mắt
Trong mắt có hạt là tình trạng phổ biến, thường đi kèm một số vấn đề khác như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và suy giảm thị lực.
Trong mắt có hạt thường đi kèm đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và suy giảm thị lực.
Tình trạng trong mắt có hạt có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Như đã chia sẻ phía trên, trong mắt có hạt không chỉ là một cảm giác khó chịu mà đôi khi, còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý nhãn khoa nghiêm trọng. Hiểu rõ các bệnh lý gây ra tình trạng này giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời chúng, bảo vệ tốt sức khỏe thị giác của bản thân.
1.1. Có hạt trong mắt có thể là do dị vật
Trong mắt có hạt có thể là tình trạng mà trong mắt thật sự chứa dị vật. Dị vật có thể xâm nhập mắt là côn trùng, cát, bụi hoặc các hạt dạng nhỏ khác.
1.2. Có hạt trong mắt do các bệnh lý nhãn khoa
– Khô mắt (Dry eye syndrome): Khô mắt là tình trạng nước mắt không được sản xuất đủ hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh, gây khô và cộm như trong mắt có hạt. Đây là bệnh lý nhãn khoa phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này.
– Viêm kết mạc (Conjunctivitis): Viêm kết mạc là tình trạng kết mạc – màng mỏng bao phủ lòng trắng và mặt trong mí mắt bị viêm, gây đỏ mắt, ngứa mắt và cảm giác trong mắt có hạt. Viêm kết mạc có thể phát sinh do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.
– Viêm bờ mi (Blepharitis): Viêm bờ mi là tình trạng bờ mi viêm cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng này cũng gây đỏ mắt, ngứa mắt và cảm giác trong mắt có hạt. Nguyên nhân viêm bờ mi thường là vi khuẩn hoặc rối loạn tuyến dầu ở bờ mi.
– Viêm giác mạc (Keratitis): Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc viêm do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Triệu chứng viêm giác mạc bao gồm đau mắt, đỏ mắt, mờ mắt và cảm giác trong mắt có hạt.
– Hội chứng Sjogren (Sjogren’s Syndrome): Hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn gây ra tình trạng khô mắt, khô miệng. Triệu chứng ở mắt của hội chứng Sjogren bao gồm khô và cộm như trong mắt có hạt và nhạy cảm với ánh sáng.
Tìm hiểu thêm: Cận thị và viễn thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Dị vật có thể xâm nhập mắt là côn trùng, cát, bụi hoặc các hạt dạng nhỏ khác.
2. Điều trị tình trạng có hạt trong mắt
Điều trị trong mắt có hạt phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng. Dưới đây là các phương pháp điều trị trong mắt có hạt phổ biến phân loại theo từng nguyên nhân cụ thể:
– Trong mắt có hạt do dị vật: Người bệnh cần rửa mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa mắt chuyên dụng để loại bỏ dị vật. Tránh dụi mắt vì dụi mắt có thể làm dị vật cọ sát vào bề mặt nhãn cầu, gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu không thể loại bỏ dị vật bằng cách rửa mắt hoặc sau khi loại bỏ dị vật, mắt đau và đỏ kéo dài, gặp bác sĩ ngay để được xử lý đúng cách.
– Trong mắt có hạt do khô mắt: Người bệnh cần sử dụng nước mắt nhân tạo để làm ẩm nhãn cầu, giảm cảm giác khô và cộm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với gió và môi trường khô và thực hiện các phương pháp bảo vệ mắt như đeo kính khi ra ngoài, nghỉ ngơi mắt theo nguyên tắc 20 – 20 – 20 (sau mỗi 20 phút làm việc, cho mắt nghỉ ngơi trong 20 giây bằng cách nhìn xa 20 feet) khi làm việc với máy tính.
– Trong mắt có hạt do viêm kết mạc: Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc kháng viêm dạng nhỏ theo chỉ định của bác sĩ. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường.
– Trong mắt có hạt do viêm bờ mi: Người bệnh vệ sinh bờ mi hàng ngày bằng nước sạch và khăn mềm. Sử dụng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc kháng viêm dạng nhỏ theo chỉ định của bác sĩ.
– Trong mắt có hạt do viêm giác mạc: Người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm…; tùy thuộc nguyên nhân gây viêm giác mạc, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng viêm bờ mi được điều trị dứt điểm.
– Trong mắt có hạt do hội chứng Sjogren (Sjogren’s Syndrome): Người bệnh cần làm ẩm nhãn cầu thường xuyên để giảm khô và cộm bằng nước mắt nhân tạo. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều trị các triệu chứng toàn thân và theo dõi sức khỏe định kỳ.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật nâng cơ mí mắt: 4 phương pháp thường được chỉ định
Trong mắt có hạt do viêm giác mạc, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm…
Để tăng cường hiệu quả điều trị tình trạng trong mắt có hạt, người bệnh cần chú ý: Rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mắt bằng tay bẩn, đeo kính khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ. Nếu tình trạng trong mắt có hạt không thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng, hãy thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để được điều trị kịp thời.
Điều trị kịp thời và đúng cách tình trạng trong mắt có hạt giúp giảm khó chịu và bảo vệ sức khỏe thị giác. Nếu bạn gặp tình trạng đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa và thực hiện các phương pháp trên.
Tuy không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng có hạt trong mắt lại luôn là một tình trạng gây khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn có cách xử lý kịp thời và hiệu quả. Đừng quên thăm khám bác sĩ nhãn khoa nếu tình trạng trong mắt có hạt không thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng. Chăm sóc đúng cách giúp bạn duy trì đôi mắt khỏe mạnh trong suốt cuộc đời, bởi thế hãy luôn quan tâm vấn đề này, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.