Nấm miệng candida là một trong những bệnh lý có khả năng gây ra nhiễm trùng chủ yếu ở miệng, cổ họng và thực quản cao. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu, nhất là những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Bạn đang đọc: Nấm miệng candida là gì? Nguyên nhân và cách điều tr
Nấm candida thường tấn công những nhóm người có hệ thống miễn dịch yếu, đặc biệt là nhóm người mắc bệnh HIV/AIDS.
1. Định nghĩa nấm miệng candida
Nấm miệng candida là một bệnh lý nhiễm trùng gây ra bởi loại nấm men có tên Candida. Nấm Candida xâm nhập vào cơ thể một cách thầm lặng mà không để lại bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, nếu gặp được môi trường thích hợp, chúng sẽ nhân lên ngoài tầm kiểm soát và gây ra nhiễm trùng nhanh chóng.
Nấm candida thường sinh sống ở những nơi như miệng, cổ họng, ruột và âm đạo. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở những người mắc HIV/AIDS. Theo thống kê, có khoảng 1/3 số người mắc HIV/AIDS cũng bị nhiễm nấm Candida ở miệng.
2. Nguyên nhân gây ra nấm miệng
Nấm candida thường sinh sống tập trung ở miệng, cổ họng và đường tiêu hóa. Thực tế là loại nấm này thường tồn tại bên trong cơ thể con người nhưng chúng không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nấm candida chỉ phát triển mạnh mẽ khi gặp môi trường thuận lợi như hệ thống miễn dịch suy yếu, khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và khiến mất cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn trong cơ thể. Có một số trường hợp mắc nấm miệng do sử dụng thuốc điều trị ung thư và thuốc corticosteroid.
Những yếu tố về thời tiết như nắng nóng hoặc việc vệ sinh cá nhân kém, thường xuyên mặc đồ bó sát, chật chội cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm nấm candida.
Những người có khả năng cao mắc nấm miệng candida:
– Người nhiễm HIV/AIDS có khả năng mắc nấm miệng candida rất cao
Đây là nhóm người rất dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn vì sức đề kháng quá yếu, không đủ khả năng để bảo vệ sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh.
– Người mắc bệnh béo phì
Những người béo phì sẽ có những vùng da bị cọ xát hoặc tiếp xúc gần với nhau và cơ thể cũng tiết ra nhiều mồ hơi hơn so với bình thường nên vô tình đã tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi để nấm candida thuận lợi phát triển.
– Nấm miệng candida cũng đe dọa đến những phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai thường có mức estrogen cao hơn bình thường cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng khả năng nhiễm nấm candida.
3. Đâu là những triệu chứng khi bị nhiễm nấm candida
Tìm hiểu thêm: Xuất tinh ra máu có phải ung thư tuyến tiền liệt?
Tùy theo tình trạng nhiễm nấm mà mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Khi bị nấm miệng candida, tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân cũng như vị trí nhiễm nấm sẽ có các triệu chứng khác nhau.
– Các mảng trắng xuất hiện ở phần má trong, vòm miệng, lưỡi và cổ họng.
– Các mảng da đỏ xuất hiện trên cơ thể gây ra hiện tượng ngứa rát.
– Mất vị giác, khó khăn khi nuốt thức ăn.
– Khóe miệng nứt nẻ và đỏ ửng, thi thoảng sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ
– Nếu nấm xâm nhập vào trong máu sẽ gây ra sốt, sốc và suy đa tạng.
Nếu người bệnh có những triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của nấm candida có thể gây ra.
4. Điều trị nấm candida thế nào?
Tùy từng vị trí nhiễm nấm và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Thông thường, nấm candida sẽ được điều trị bằng các loại thuốc chống nấm và kem bôi ngoài da.
Đối với nấm candida ở miệng, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng nấm có chứa miconazole, clotrimazole và nystatin. Đây là các loại thuốc được chỉ định khi tình trạng nhiễm nấm nhẹ hoặc trung bình. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong vòng từ 7-14 ngày để có thể thấy sự thuyên giảm của bệnh. Đối với các tình trạng nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng nấm đường uống fluconazole. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dị ứng với chất fluconazole, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.
Hãy lưu ý rằng, việc sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Do vậy, người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn cho sức khỏe của bản thân.
5. Phòng ngừa nấm miệng candida hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Mặt dán sứ IPS Emax, vì sao nên sử dụng?
Việc vệ sinh cá nhân bảo đảm và tạo thói quen rửa tay chân sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp cho việc phòng ngừa nấm miệng candida hiệu quả hơn. Ngoài ra, thăm khám và điều trị nấm miệng candida cũng sẽ giúp cho bệnh lý được kiểm soát tốt hơn.
Nấm miệng candida có thể phòng ngừa hiệu quả với những cách sau đây:
– Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.
– Vệ sinh cá nhân cần được đảm bảo, giữ sạch sẽ cho cơ thể
– Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định, tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng khi chưa có chỉ định.
– Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
– Lượng đường trong máu cần được kiểm soát tốt, nhất là những người bị bệnh đái tháo đường.
– Cần chú ý khi sử dụng corticoid để chữa bệnh hen suyễn.
– Rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh nấm miệng candida. Hiểu rõ nấm candida giúp người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm cũng như biết cách phát hiện sớm nếu nhiễm bệnh để có các phương án điều trị kịp thời.
Nếu có bất cứ điều gì còn thắc mắc, tổng đài của Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.