Hiện nay, nhiều trẻ mắc bệnh lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Điều này khiến trẻ rơi vào nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như lao màng não, lao xương khớp,… Đặc biệt, bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới việc tiêm vắc xin bệnh lao cho trẻ càng sớm càng tốt để bảo vệ con phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: 3 Điều cần biết về tiêm vắc xin bệnh lao cho trẻ
1. Nguy hiểm của bệnh lao đối với trẻ em
Bệnh lao là một dạng bệnh truyền nhiễm, được gây ra bởi vi khuẩn lao (có tên gọi là Mycobacterium tuberculosis). Bệnh có thể lây lan khi những người bị bệnh lao ho hoặc hắt hơi, bắn ra các hạt rất nhỏ lơ lửng trong không khí và phân tán xung quanh người bệnh. Lúc này, người khác hít phải các hát này có thể bị nhiễm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 10,6 triệu ca mắc lao mới trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó ước tính trẻ em mắc bệnh chiếm 11%. Tuy nhiên, bệnh phát hiện và điều trị thấp, chỉ 7% trong số đó được phát hiện. Tại Việt Nam, số trẻ em mắc lao được phát hiện và điều trị hàng năm chỉ từ 1,5 – 2% trên tổng số bệnh nhân lao, đây là con số rất thấp.
Hầu hết các trường hợp mắc lao xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và bệnh xảy ra trong vòng 2 năm sau tiếp xúc với nguồn bệnh.
– Tỷ lệ nhiễm lao cao ở những trẻ phơi nhiễm.
– Trẻ sống trong gia đình có người bị lao có tỷ lệ tử vong cao hơn so với trẻ sống trong gia đình không mắc bệnh lao. Với trường hợp nếu mẹ bị lao thì tỉ lệ tử vong tăng gấp 8 lần.
– 71% trẻ bỏ lỡ cơ hội dự phòng lao bị mắc lao sau này.
Có thể thấy đa số trẻ em trong độ tuổi chưa đến trường mắc lao từ nguồn lây gia đình. Trong gia đình có người thân mắc bệnh lao, trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Bệnh lao gây ra nguy hiểm tới tính mạng nếu không phát hiện sớm
2. Tiêm vắc xin bệnh lao cho trẻ cần thực hiện sớm
2.1. Thời điểm lý tưởng trẻ nên tiêm vắc xin bệnh lao
Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin bệnh lao cho trẻ ngay trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
– Với những trẻ có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì nên tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. 24 giờ đầu sau sinh là thời điểm lý tưởng để tiến hành tiêm chủng.
– Với những trẻ sinh non hoặc có bệnh lý cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì chỉ nên tiêm phòng lao khi thể trạng ổn định. Tất nhiên vẫn cần tiến hành tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Nếu chậm trễ trong việc tiêm phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trẻ có thể nhiễm bệnh ngay trong những ngày đầu sau sinh. Lý giải nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên không đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập, nhất là vi khuẩn lao và các loại vi khuẩn khác.
Nếu tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sau 1 năm tuổi thì chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cơ thể chưa bị nhiễm khuẩn lao. Ở trường hợp nếu đã xác định trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng không cần thiết.
Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn có nguy cơ mắc bệnh lao có thể tiêm chủng theo sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, chỉ nên hoãn tiêm vắc xin với những trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, thiếu cân (dưới 2kg).
Tìm hiểu thêm: Các lịch tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho người lớn
Trẻ nên tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh là tốt nhất
2.2. Các phản ứng của trẻ sau khi tiêm vắc xin bệnh lao
Cha mẹ đều sẽ lo lắng khi thấy trẻ có những phản ứng sau tiêm vắc xin bệnh lao. Tuy nhiên có một vài biểu hiện cho thấy trẻ đáp ứng miễn dịch, là những phản ứng bình thường như:
– Sốt nhẹ.
– Sưng hạch ở hõm nách của bên cánh tay được tiêm.
– Vị trí tiêm xuất hiện quầng đỏ và để lại sẹo (trong vòng 6 tuần sau tiêm).
Nhưng với trường hợp cha mẹ thấy có những biểu hiện trầm trọng sau thì cần đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay:
– Sốt cao, bỏ bú,.. kéo dài 1 – 2 ngày.
– Sưng to ở vị trí tiêm.
– Khóc nhiều không dứt.
– Da tím tái, hiện tượng co giật,…
2.3. Những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng – Cha mẹ đừng bỏ qua
2.3.1. Trước khi tiêm
Để hạn chế các phản ứng sau khi tiêm vắc xin bệnh lao, cha mẹ cần lưu ý:
– Không để trẻ bị đói. Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no trước khi đi tiêm.
– Chủ động cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe của con từ trước đến nay, bao gồm: tiền sử dị ứng, sinh non, có đang ốm/sốt hay không?,….
– Hỏi kỹ loại vắc xin tiêm cho trẻ cũng như các cách chăm sóc cần thiết cho trẻ sau khi tiêm xong: bổ sung ăn uống, vệ sinh,..
– Mặc quần áo thoải mái cho trẻ để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi, không gặp khó khăn. Không nên cho trẻ em mặc quần áo quá bó, ủ ấm quá nhiều gây khó chịu cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trả lời câu hỏi bệnh uốn ván có chữa được không
Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm
2.3.2. Sau khi tiêm
Sau khi tiêm xong, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cho trẻ:
– Ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi và can thiệp kịp thời nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nào.
– Khi về nhà, cha mẹ tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất 24 giờ để xem có phản ứng nghiêm trọng nào hay không.
– Trẻ có dấu hiệu sốt cao, bỏ ăn, khó thở, người tím tái,…. thì cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời giúp trẻ vượt qua được những rủi ro không đáng có.
– Trẻ không cần kiêng tắm sau khi tiêm nên cha mẹ có thể vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé để tránh nhiễm trùng.
Với hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ em là đối tượng rất dễ bị bệnh lao tấn công. Do đó, tiêm vắn xin bệnh lao càng sớm sẽ giúp bảo vệ trẻ hiệu quả và trọn đời trước căn bệnh nguy hiểm này. Hãy chủ động bảo vệ trẻ bằng cách tiêm phòng đầy đủ càng sớm càng tốt cha mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.