Các mẹ đang lo lắng về chế độ dinh dưỡng khi cho con bú và tự hỏi sau sinh có được ăn táo không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết đáp án nhé.
Bạn đang đọc: Bà đẻ sau sinh có được ăn táo không?
Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú cần nạp thêm nhiều calo để khôi phục sức khỏe và sản xuất đủ sữa nuôi em bé. Để bé khỏe mạnh, các mẹ cần ăn những món bổ dưỡng, an toàn cho cả 2 mẹ con.
1. Lợi ích của táo đối với bà mẹ sau sinh
Táo là một nguồn cung cấp canxi, sắt, folate, vitamin A và C. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh và đang cho con bú.
Trong thời kỳ mang thai, nồng độ sắt trong cơ thể mẹ bị giảm. Vì vậy, ở giai đoạn cho con bú, mẹ cần tăng cường nạp những thực phẩm giàu sắt.
Việc thiếu canxi dẫn đến xương yếu và giảm tiết sữa bởi canxi là thành phần chính trong sữa mẹ.
Bà đẻ sau sinh có được ăn táo không?
Táo cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và phốt pho rất tốt. Một trái táo trung bình chứa 80 calo và đây là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ nào đang có ý định ăn uống lành mạnh và giảm cân.
Nhiều mẹ có thói quen uống nước táo sau sinh và đang cho con bú, điều này rất an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các mẹ nên ăn táo cả quả để tận dụng cả nước và chất xơ từ loại quả này.
Nước ép táo cũng sẽ tốt hơn so với các loại nước ép trái cây họ cam quýt bởi những quả này khiến sữa mẹ có tính axit và mùi vị lạ. Tính axit trong sữa mẹ có thể kích thích các cơ quan tiêu hóa còn nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Nếu sữa mẹ bị thừa vitamin C, trẻ có thể bị phát ban.
Táo không chỉ tốt cho bà đẻ sau sinh mà còn tốt cho mẹ bầu.
Nếu mẹ ăn và uống nước ép táo mà trẻ không gặp vấn đề gì thì hãy duy trì thói quen này. Nhưng nếu trẻ bỏ bú hoặc bị ốm, hãy kiểm tra lại chế độ ăn của mẹ. Mặc dù táo rất lành tính cho mẹ bầu và mẹ sau sinh nhưng một số trẻ lại dị ứng với nó. Lớp niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa của trẻ còn đang hoàn thiện dần nên chúng có thể phản ứng với những loại thực phẩm mà mẹ ăn vào trong thời gian cho con bú.
Khi chế biến nước táo, các mẹ không nên bổ sung thêm chất tạo ngọt, nên ăn táo cả quả và hạn chế dùng nước ép ở mức tối thiểu.
2. Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh
Ngoài táo, mẹ sau sinh có thể lựa chọn nhiều loại quả khác để bổ sung vitamin và dưỡng chất.
Bưởi, cam, quýt: đây là những trái cây chứa nhiều vitamin C và canxi giúp mẹ nhanh chóng lành vết thương và lấy lại được vóc dáng. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều bưởi, cam, quýt để tránh sữa có tính axit, không tốt cho trẻ.
Chuối tiêu có nhiều xenluloza và sắt giúp nhuận tràng, bổ máu. Đây là loại quả tốt cho cả mẹ bầu lẫn mẹ sau sinh.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 6 bước tư vấn kế hoạch hóa gia đình
Trái cây tươi luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất, vitamin A rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Quả sung có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, tăng tiết sữa nên cực kỳ tốt cho mẹ đang cho con bú.
Quả sơn trà giúp kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa. Thành phần axit Citric và Maslinic trong loại quả này có tác dụng hoạt huyết đào thải máu đọng bên trong tử cung, giúp giảm đau.
Dưa hấu chứa kali, canxi, vitamin C và nhiều khoáng chất quan trọng giúp giải nhiệt, lợi tiểu, tăng cường khả năng phục hồi da. Do chứa nhiều nước nên dưa hấu cũng rất lợi sữa.
Long nhãn là loại quả có tác dụng bổ huyết, dưỡng tì nếu ăn với số lượng thích hợp.
Đu đủ có nhiều khoáng chất và các vitamin, sắt, kẽm, chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh hoạt động tốt hơn. Ngoài ra loại quả này còn giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng.
Quả na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho mẹ sau sinh.
Vú sữa chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, glucid, protein, canxi, chất xơ, sắt và lipid nên rất tốt cho mẹ sau sinh và cho con bú.
>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng âm đạo và những điều bạn cần biết
Nạp đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có chất lượng sữa tốt cho bé bú.
Trên đây là những lời khuyên về dinh dưỡng dành cho bà đẻ sau sinh. Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc gì có thể gọi điện tới đường dây nóng của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, 1900 55 88 92, để được tư vấn nhé.
Tin liên quan
- Phụ nữ sau sinh có được ăn chuối tây không
- Ngứa vùng kín sau sinh điều trị thế nào
- Dị ứng sau sinh mổ: tìm hiểu nguyên nhân
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.