Bà đẻ ăn mướp được không? Đẻ mổ ăn được mướp không?… là thắc mắc chung của nhiều mẹ mẹ sau sinh bởi đây là loại rau phổ biến và khá lành tại Việt Nam. Hãy cùng tìm đáp án qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp – Đẻ mổ ăn được mướp không?
1. Tác dụng của quả mướp với sức khỏe
Một trái mướp khoảng 100g có chứa 95 gr nước, 0,9 gr protit, 0,1 gr lipit, 3 gr glucit, 0,5 gr xeluloza, 28 mg sắt, 160 mcg betacaroen và nhiều loại vitamin như B, C…
Mướp có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người
Trong đông y, quả mướp có vị ngọt, tính bình, thơm nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Mướp có tác dụng chữa lên đậu, lên sởi, giảm mụn nhọt, sưng đau nhức.
Với bà mẹ sau sinh, mướp có tác dụng kích thích tiết sữa, tăng cường tuần hoàn.
Xơ mướp có tác dụng chữa đau nhức gân cốt, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa.
Lá mướp có tác dụng chữa ho gà, ho, nắng nóng miệng khát, chữa ghẻ lở, mụn nhọt…
Hạt mướp trị ho nhiều đờm, trị giun đũa…
2. Đẻ mổ ăn được mướp không?
Mẹ sinh mổ cần bồi dưỡng sức khỏe nhiều hơn sinh thường. Sau khi mổ đẻ chế độ dinh dưỡng của mẹ cần có những yêu cầu đặc biệt để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của mẹ, Vì thế sau đẻ mổ ăn được mướp không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm.
Đẻ mổ ăn được mướp không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm
Sau sinh mổ các mẹ cần hạn chế vận động dẫn tới táo bón. Lúc này, quả mướp chính là lựa chọn lý tưởng để vừa cung cấp nhiều dưỡng chất, vừa trị chứng táo bón cho mẹ sau sinh.
Dưới đây là những tác dụng của quả mướp với các mẹ sau sinh mổ:vừa bằng quả mướp:
– Lợi sữa: quả mướp có tác dụng kích thích quá trình tiết sữa của phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Món ăn lợi sữa được lưu truyền phổ biến trong dân gian chính là móng giò nấu cùng mướp.
– Làm đẹp: nước từ quả mướp non có tác dụng làm da mịn màng, dưỡng ẩm tốt, trị mụn, làm mờ thâm nám.
– Điều hòa kinh nguyệt: tán mướp khô thành bột rồi uống mỗi ngày 10 gram vào buổi sáng sớm khi còn đói bụng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt. Phương pháp này sẽ có tác dụng sau 10 ngày.
– Giúp vòng 1 săn chắc: ăn mướp thường xuyên giúp thông tuyến sữa, trị tắc tia sữa, nên ngực mẹ đang cho con bú sẽ không bị biến dạng.
– Nhuận tràng: mướp có nhiều chất xơ nên có tác dụng trong việc điều trị táo bón.
– Với những tác dụng tuyệt vời trên thì các mẹ sau sinh mổ có thể tự tin dùng mướp được rồi.
3. Đẻ mổ ăn rau gì?
Sau khi đẻ mổ, mẹ nên ăn những loại rau giàu chất xơ và dinh dưỡng để hỗ trợ cơ thể phục hồi và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài trái mướp, bài viết xin gợi ý cho các mẹ một vài loại rau có thể ăn sau sinh mổ để bồi bổ sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư vú giai đoạn đầu
Sau sinh mẹ có thể bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau để bồi bổ sức khỏe
– Rau ngót: có chứa nhiêu vitamin A, B, C, canxi… nên rất tốt cho mẹ sinh mổ. Loại rau này giúp tăng lượng sữa, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ co thắt dạ con.
– Rau má: có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da hồng hào, trẻ lâu.
– Các loại rau họ bầu: ngoài quả mướp thì các loại bầu, bí cũng đều rất tốt cho mẹ bầu sau sinh mổ bởi lợi sữa, nhuận tràng, hạm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, câu trả lời chung cho những câu hỏi như sau sinh có ăn được mướp hương không, bà đẻ có được ăn mướp đắng không, sau sinh ăn quả lặc lày được không, sinh mổ có được ăn bí đỏ không thì câu trả lời là CÓ nhé. Tất cả những loại quả này đều rất tốt.bà bầu ăn mướp được không
– Cỏ cà ri: giàu chất sắt và canxi, giúp hỗ trợ tăng sữa cho mẹ.
– Rau cải xoăn: chứa nhiều canxi, vitamin A, K, sắt, folate nên rất tốt cho mẹ sau sinh.
– Măng tây: giàu chất xơ nên tốt cho quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ bầu sau sinh mổ ăn măng tây sẽ có nguồn sữa dồi dào.
Đồng thời, mẹ cần kết hợp với các thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa và các nguồn thực phẩm giàu canxi để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phục hồi sau phẫu thuật và sản xuất sữa cho con.
Tuy nhiên, mỗi người có thể có nhu cầu và hạn chế dinh dưỡng riêng, do đó, nếu mẹ có bất kỳ lo lắng hoặc thắc mắc nào về chế độ ăn sau đẻ mổ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
4. Đẻ mổ kiêng rau gì?
Bên cạnh những loại rau tốt cho sức khỏe bà đẻ thì cũng có những loại rau mà các mẹ cần kiêng.
– Súp lơ xanh: mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi nhưng có nhiều chuyên gia cho rằng loại rau này không tốt với các mẹ đang cho con bú. Nó khiến trẻ dễ bị kích thích, cáu kỉnh, đầy hơi ,đi ngoài và khiến mẹ bị mất sữa.
>>>>>Xem thêm: Tại sao phải chăm sóc răng miệng khoa học mỗi ngày?
Nhiều chuyên gia khuyên bà đẻ không nên ăn rau súp lơ xanh
– Lá bạc hà cũng bị liệt vào danh sách làm giảm lượng sữa mẹ.
– Rau mùi tây có thể khiến lượng sữa mẹ bị giảm nếu ăn nhiều.
– Mướp đắng có chứa tạp chất gây đau thắt bụng, đau đầu, mê sảng. Nếu bà đẻ ăn loại quả này có thể khiến độc tố truyền sang con, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé. các vấn đề sau sinh
– Bắp cải, lá lốt cũng là những loại rau gây mất sữa.ăn mướp có tốt không
– Rau muống được xem như “kẻ thù” của bà đẻ, đặc biệt là mẹ sinh mổ. Ăn rau muống sẽ gây sẹo lồi không thể biến mất.
– Một số loại rau chua như cải bắp, cải ngọt, dưa chuột chua có thể gây khó tiêu và tăng triệu chứng hợp lệnh sau phẫu thuật. Vì vậy, có thể hạn chế ăn những loại này.
– Củ hành, tỏi và hành tây có thể gây đầy hơi và khó tiêu hóa. Vì vậy, nên hạn chế ăn nhiều rau củ hành sau đẻ mổ.
– Rau cải như cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh có thể gây tăng khí và khó tiêu hóa. Do đó, có thể hạn chế ăn những loại rau này.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ trả lời câu hỏi sau đẻ mổ ăn được mướp không, sau đẻ mổ mẹ nên và không nên ăn gì. Nếu các me có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề dinh dưỡng sau sinh, hãy liên hệ trực tiếp tới bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.