Bé bị sâu kẽ răng cửa, mẹ phải làm sao?

Sâu kẽ răng cửa ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến tại Việt Nam. Thông thường, tỷ lệ sâu răng cửa khi còn là răng sữa khá cao, vì không phải răng vĩnh viễn của con nên các bậc phụ huynh dễ chủ quan. Tuy nhiên có những trường hợp sâu răng sữa nặng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn của trẻ. Vậy ba mẹ phải làm gì khi con bị sâu răng?

Bạn đang đọc: Bé bị sâu kẽ răng cửa, mẹ phải làm sao?

1. Sâu kẽ răng cửa ở trẻ nhỏ

1.1 Biểu hiện trẻ đang bị sâu kẽ răng cửa

Bé bị sâu kẽ răng cửa, mẹ phải làm sao?

Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện con bị sâu răng cửa

Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện tình trạng sâu kẽ răng cửa ở trẻ một cách dễ dàng do răng nằm ngay phía bên ngoài, ở mặt chính diện hàm. Bất cứ một thay đổi nhỏ nào ở răng cửa của con đều có thể là dấu hiệu của việc con bị sâu răng. Một số dấu hiệu trẻ em bị sâu răng cửa thường gặp :
– Xuất hiện của các vùng màu sậm. chấm đen kèm theo lỗ hổng giữa 2 răng cửa, nhìn thấy được bằng mắt thường
– Vùng lợi quanh răng có xu hướng sưng, đỏ thẫm, nhạy cảm và dễ chảy máu khi có tác động như chải răng.
– Răng gây đau nhức khiến trẻ hay quấy khóc, chán ăn
– Răng cửa có thể bị lung lay và sứt mẻ thành từng mảnh do có những lỗ sâu li ti.
– Trẻ thấy ê buốt răng cửa khi cắn, ăn uống đồ lạnh, nóng.

Tương tự như người lớn, sâu răng ở trẻ em cũng có quá trình hình thành và phát triển do những vụn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng không được làm sạch trở thành thức ăn cho vi khuẩn. Vi khuẩn sinh sôi và xâm hại kiến phần men răng bị tổn thương – đây chính là giai đoạn bắt đầu sâu răng ở bé.

Sâu răng cửa có thể bị nhầm với sún răng ở trẻ em. Nhưng khác với sâu răng cửa thường xảy ra ở các bé trên 3 tuổi, sún răng lại là vấn đề xảy ra với trẻ dưới 3 tuổi. Sún răng là tình trạng răng bị tiêu dần đi, chỉ còn những mẩu răng nhú lên gần sát nướu, thường đen bóng và rất cứng. Nguyên nhân là do men răng yếu, bé dùng nhiều thuốc kháng sinh, thiếu canxi,… Sau đó răng sẽ duy trì như vậy cho đến khi bé thay răng vĩnh viễn.

Ngược lại, sâu răng sữa thường khiến cho bé cảm thấy đau nhức do vi khuẩn ăn dần từ men răng, vào đến ngà răng và đến tủy răng. Nếu để lâu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến chân răng vĩnh viễn, có thể khiến răng vĩnh viễn không thể mọc lên được.

1.2 Nguyên nhân bé sâu kẽ răng cửa

Ở trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi từ 3-5 tuổi, việc bị sâu răng cửa thường do thói quen ăn nhiều đồ ngọt, không vệ sinh răng miệng thường xuyên, bú sữa đêm hoặc bản chất men răng kém do di truyền từ mẹ. Sâu răng cửa cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành nhưng thường ít hơn do người lớn làm sạch răng tốt hơn. Nhưng đó cũng chỉ là 1 trong số nhiều nguyên do khiến các bé dễ bị sâu răng cửa. Tóm lại các nguyên nhân chính khiến trẻ em dễ bị sâu răng bao gồm:

– Tính chất răng sữa ở trẻ: So với răng vĩnh viễn của người trưởng thành, răng sữa ở trẻ có kích thước nhỏ, men và ngà răng mỏng hơn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây sâu răng hơn.
– Do thói quen ăn uống: Trẻ nhỏ thường có thói quen ăn nhiều đồ ngọt như sữa, bánh kẹo, nước ngọt và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột đường khác. Các loại thực phẩm và đồ uống này khi không được làm sạch sẽ có khả năng cao hình thành mảng bám và tạo môi trường cho vi khuẩn bùng phát mạnh.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp trị cao răng hiện đại

Bé bị sâu kẽ răng cửa, mẹ phải làm sao?

Thói quen ăn đồ ngọt và cắn các vật cứng là một nguyên nhân khiến bé có nguy cơ sâu răng

– Do vệ sinh răng miệng chưa đúng: các bé ở độ tuổi này chưa có ý thức và biết chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng như chưa biết cách chải răng chuẩn chỉnh.
– Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị sâu răng sớm một phần là hệ quả của mất cân đối dinh dưỡng, và ảnh hưởng bởi các bệnh lý trong thai kì.
– Thói quen cắn đồ vật: Các bé thường có thói quen dùng răng cắn đồ chơi, vật dụng cá nhân,,… những vật cứng như thế sẽ gây hư hại men răng, sứt mẻ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào các cấu trúc nhạy cảm bên trong răng.

3. Sâu răng sữa có nghiêm trọng không

Bé bị sâu răng cửa khi còn là răng sữa thường không quá nghiêm trọng. Nếu xử lý sớm và đúng cách, tình trạng sâu răng sẽ được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng trưởng thành của bé. Tuy nhiên khi tình trạng sâu phát triển nặng hơn, sâu kẽ răng cửa ở trẻ có thể khiến răng rụng sớm, ảnh hưởng đến khuôn răng và sự phát triển của răng trưởng thành như gây xô răng, lệch khớp cắn, lệch hàm. Hơn thế nữa, vi khuẩn gây sâu răng ở răng sữa có thể di chuyển đến mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc bên dưới, gây nguy cơ hư hại mầm răng khiến răng vĩnh viễn không thể mọc lên nữa.
Vì vậy nếu bé nhà bạn đang bị sâu ở kẽ răng cửa thì đừng chủ quan, hãy đưa bé đi khám ngay để bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của răng, từ đó đề xuất biện pháp điều trị phù hợp và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khoa học, tránh hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này.

4. Bé sâu răng, mẹ phải làm gì?

Vì răng là bộ phận duy nhất của con người không có khả năng tự phục hồi nên dù sâu răng vĩnh viễn hay răng sữa, ba me cũng cần quan tậm khắc phục hoặc cải thiện cho con ngay. Nếu phát hiện răng của bị sâu ở giai đoạn mới chớm, ba mẹ nên đưa con đến nha sĩ để được điều trị sớm nhất. Thông thường ở trẻ nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc kháng sinh vào vùng bị sâu để tiêu diệt vi khuẩn sâu răng, làm chậm quá trình hủy khoáng. Nếu tình trạng răng sâu nặng hơn, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc nhổ răng (đối với răng sữa) để tránh gây ảnh hưởng đến mầm răng, nướu và các răng khác.

Bé bị sâu kẽ răng cửa, mẹ phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến nhất mẹ bầu cần biết

Trám hoặc nhổ răng là những giải pháp phổ biến khi răng sữa bị sâu

Ngoài ra khi ở nhà ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để tránh tình trạng sâu răng nặng hơn hoặc tái phát sau điều trị:

– Hướng dẫn con chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ, tạo tiền đề cho quá trình chăm sóc răng sau này của bé.
– Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa hàm lượng fluoride cao, nhất là sau khi ăn và trước khi bé đi ngủ.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng toàn diện.
– Nếu bé dính thức ăn ở kẽ răng, hãy nhẹ nhàng dùng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch thức ăn thừa.
– Kiểm soát chế độ ăn của bé, hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều đường, và ngưng việc ăn về đêm khuya sáu khi đã đánh răng.
– Khuyến khích bé uống nhiều nước để hạn chế tình trạng khô miệng – nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
– Bổ sung thêm canxi và khoáng chất cho bé.

Trên đây là một số lời khuyên dành cho phụ huynh để phòng tránh sâu kẽ răng cửa cho bé cũng như các biện pháp giúp cải thiện tình trạng sâu răng của bé. Hy vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *