Lưu ý chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách

Nhiều người lựa chọn phương pháp trồng răng Implant để phục hình những chiếc răng bị mất do bệnh lý hoặc chấn thương. Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao trong việc đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ cho hàm răng. Tuy nhiên để bảo đảm tuổi thọ và độ bền của răng, mọi người cần phải chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách.

Bạn đang đọc: Lưu ý chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách

1. Thế nào là trồng Implant?

Cấy ghép Implant là một kỹ thuật trồng phục hình răng hiện đại thường được áp dụng hiện nay. Phương pháp này sử dụng kết cấu răng bao gồm 3 phần cơ bản là: Trụ Implant, mão răng sứ và khớp nối Abutment, gắn trực tiếp vào xương hàm nơi răng bị mất để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho hàm răng.

Phương pháp trồng răng Implant thường được chỉ định với những người gặp phải tình trạng như:

– Mất răng do chấn thương

– Răng sứt, vỡ lớn

– Răng bị sâu nghiêm trọng

– Răng viêm tủy nặng

– Răng bị viêm chân răng…

Khi không thể khắc phục được các khiếm khuyết bằng những phương pháp thông thường như bọc sứ, dán sứ,… bác sĩ sẽ chỉ định phục hình bằng việc cắm Implant. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng mất răng mà mọi người không may gặp phải. Răng Implant có kiểu dáng, kích thước, màu sắc tương tự như răng thật. Trụ Implant giúp đảm bảo được chức năng nhai và hạn chế tiêu xương hàm, đảm nhiệm vai trò tương tự như một chiếc răng khỏe mạnh bình thường.

Thông thường, trồng Implant sẽ được thực hiện tại các cơ sở nha khoa bởi bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong quá trình thực hiện cho mọi người. Sau khi phục hình, mọi người có thể sở hữu hàm răng chắc chắn, ăn nhai thoải mái và thẩm mỹ vượt trội. Đây được xem là một trong những phương pháp phục hình nha khoa có nhiều ưu điểm vượt trội, được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Lưu ý chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách

Phương pháp trồng răng Implant sử dụng kết cấu răng bao gồm 3 phần cơ bản là: Trụ Implant, mão răng sứ và khớp nối Abutment

2. Quy trình cấy ghép Implant

Bước 1: Thăm khám

Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra  và chụp X-quang để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người. Việc kiểm tra có vai trò quan trọng, giúp bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và xây dựng kế hoạch phục hình đạt hiệu quả nhất.

Bước 2: Vệ sinh

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân có hại như vi khuẩn, thức ăn thừa, mảng bám… Điều này giúp làm giảm nguy cơ bội nhiễm trong quá trình thực hiện trồng răng Implant.

Bước 3: Đặt trụ Implant

Bác sĩ sẽ tiến hành gắn trụ Implant vào xương hàm, tạo thành chiếc chân răng “nhân tạo” chắc chắn cho mọi người. Nếu cấy nhiều trụ implant hoặc thực hiện phẫu thuật ghép xương, nâng xoang, nong xương… thì cần 2-3 ngày nghỉ dưỡng. Nếu cấy ghép Implant đơn lẻ thì bạn có thể sinh hoạt bình thường hay sau khi gắn trụ.

Sau khi gắn trụ Implant, mọi người cần chờ đợi khoảng 3-6 tháng để trụ tích hợp với xương hàm.

Bước 4: Gắn mão sứ

Trụ Implant tích hợp với xương hàm có thể gắn mão sứ để hoàn thiện quá trình phục hình. Bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên trụ Implant, kết nối bằng khớp nối Abutment. Mão sứ có màu sắc, kiểu dáng, kích thước tương tự như răng thật để đảm bảo tính tương thích với các răng khác trên cung hàm. Sau khi hoàn tất việc gắn mão sứ, bác sĩ sẽ vệ sinh lại răng miệng một lần nữa và kết thúc quá trình trồng Implant.

Bước 5: Tái khám

Sau khi đã gắn Implant hoàn tất, bác sĩ tư vấn mọi người cách chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám. Bạn cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân chính gây ung thư thực quản bạn không ngờ tới

Lưu ý chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách

Quy trình cấy ghép Implant thường được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, tại nha khoa uy tín

3. Bí quyết chăm sóc răng sau khi cắm Implant

Việc chăm sóc răng sau khi cắm Implant ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ và độ bền của răng. Do vậy, mọi người cần xây dựng kế hoạch vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học để đảm bảo răng có thể bền đẹp vĩnh viễn.

Sau khi trồng Implant từ 1-3 ngày, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng rỉ máu, sưng nhẹ… Đây là hiện tượng hết sức bình thường và có thể khắc phục bằng việc:

– Cầm máu với bông gòn

– Chườm đá giảm sưng

– Chườm ấm tan máu tụ

Đối với việc vệ sinh răng miệng, mọi người cần lưu ý:

– Sau 1 ngày trồng Implant, cần tránh chải răng, chà xát mạnh vào vùng nướu răng. Mọi người có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%.

– Sau vài ngày trồng Implant, mọi người có thể đánh răng đều đặn từ 2-3 lần mỗi ngày. Cần chải răng nhẹ nhàng, chải đều khắp các mặt theo chiều từ trên xuống.

– Sử dụng kem đánh răng phù hợp, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.

– Không để thức ăn rơi vào vị trí cắm trụ Implant, hạn chế ăn nhai ở bên răng đang thực hiện phục hình cho đến khi hoàn tất quá trình trồng răng.

– Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm… chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Uống đủ nước để đảm bảo cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa.

– Tránh va chạm, tác động mạnh vào vị trí cắm Implant bởi đây là thời điểm răng miệng rất nhạy cảm, dễ bị chấn thương.

– Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa, hạn chế nhai quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng hoặc dai…

– Không hút thuốc, uống rượu bia bởi các chất kích thích có thể ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả phục hình bằng Implant.

– Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra, chỉnh khớp cắn, chỉnh lực nhai và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng sớm.

Lưu ý chăm sóc răng sau khi cắm Implant đúng cách

>>>>>Xem thêm: Các loại thuốc đông y trị u nang buồng trứng

Vệ sinh răng miệng khoa học và tái khám định kỳ là cách chăm sóc răng sau khi cắm Implant được bác sĩ khuyến khích thực hiện

Việc chăm sóc răng sau khi trồng Implant theo các chuyên gia nha khoa đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng, tuổi thọ, độ bền của răng. Do đó, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh, chăm sóc và tái khám định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *