Sâu răng ăn vào tủy – Cẩn trọng tránh biến chứng nặng

Sâu răng ăn vào tủy là mối lo hàng đầu đối với những người hiện đang mắc sâu răng. Khi sâu đã ăn vào đến tủy khô ng chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng không mong muốn. Tình trạng sâu răng vào tủy càng kéo dài, phương pháp điều trị càng hạn chế, nha sĩ sẽ rất khó để bảo tồn được răng toàn vẹn cho bệnh nhân.

Bạn đang đọc: Sâu răng ăn vào tủy – Cẩn trọng tránh biến chứng nặng

1. Sâu răng ăn vào tủy là gì?

1.1 Sâu răng

Sâu răng là hiện tượng vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng, khiến mô răng bị tổn thương, gây hủy khoáng, tạo thành các lỗ sâu, vệt đen trên răng rất mất thẩm mỹ. Một chiếc răng sâu thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển:

– Giai đoạn 1: Vi khuẩn gây tổn thương men răng tạo thành các vệt nâu vàng, đen trên bề mặt răng, không gây đau nhức cho người bệnh.

– Giai đoạn 2: Sau khi ăn qua phần men răng, vi khuẩn tấn công vào thành phần ngà răng, tạo thành các lỗ sâu nhỏ trên răng. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn nhẹ hoặc đau khi mắc thức ăn vào lỗ sâu.

– Giai đoạn 3: Vi khuẩn trực tiếp tiến vào tủy răng và gây nên tình trạng viêm tủy. Sâu răng ăn vào tủy sẽ khiến tình trạng đau buốt nặng hơn, kéo dài liên tục, lan lên đau nửa đầu, đau nhức nhiều về đêm. Đau răng khiến mệt mỏi, khó chịu, khó ăn uống.

Cơn đau dữ dội và lan cả một vùng nên bạn không xác định rõ được răng nào bị đau và thường uống thuốc giảm đau không có tác dụng.

– Giai đoạn 4: Khi tủy bị viêm nhưng không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tủy, chết tủy. Khi tủy răng đã chết, bạn sẽ không thấy đau nữa, vị trí sâu răng có thể bị lồi thịt và hơi thở có mùi hôi.

Sau một thời gian, răng có thể bị vỡ thành từng mảnh do sâu răng vẫn tiếp tục phát triển, ăn mòn nhiều tổ chức cứng của răng. Ở giai đoạn này, có thể xuất hiện thêm bệnh lý viêm lợi có mủ, nhất là vùng lợi quanh chân răng.

1.2 Sâu răng ăn vào tủy

Trước hết, tủy răng là một trong những thành phần quan trọng nhất, duy trì “sự sống” của răng. Đây là một tổ chức đặc biệt nhạy cảm gồm mạch máu, dây thần kinh… nằm trong hốc ở giữa ngà răng (còn gọi là hốc tủy răng). Các tổ chức mạch máu và dây thần kinh của tủy răng thông thẳng với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng, do đó khi tủy răng bị tổn thương thường sẽ khiến cho người bệnh rất đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Sâu răng ăn vào tủy – Cẩn trọng tránh biến chứng nặng

Vị trí của tủy răng trong cấu trúc răng

Sâu răng ăn vào tủy là tình trạng sâu răng đang ở giai đoạn 3 đã đề cập bên trên. Sau khi tấn công và ăn mòn qua 2 lớp bảo vệ là men răng và ngà răng, vi khuẩn tấn công vào tận phần lõi của răng – tủy răng, gây đau nhức dữ dội cho người bệnh. Nếu không được điều trị sớm trường hợp này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

2. Các biến chứng của sâu răng ăn vào tủy

Khi răng sâu vào tủy ở thời gian đầu, việc ăn nhai của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất lớn do mô răng bị phá hủy. Răng trở nên rất nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh quá độ, gây ra những cơn ê buốt răng, thậm chí đau buốt lên tận đầu.

Thời gian tiếp theo, ổ sâu răng, viêm nhiễm lây lan tới tủy răng kéo dài và không được chữa trị sớm sẽ phát triển thành viêm tủy răng. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức răng dữ dội, vô cùng khó chịu, thậm chí những cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài vài ngày và ngay cả khi không có gì tác động tới.

Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng đẹp cỡ nào?

Sâu răng ăn vào tủy – Cẩn trọng tránh biến chứng nặng

Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức răng dữ dội khi bị sâu răng ăn vào tủy

Ổ viêm nhiễm xuất hiện đồng nghĩa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe toàn cơ thể cũng tăng cao. Cụ thể có các biến chứng thường gặp như sau:

– Viêm tủy răng: là một phản ứng tự bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh. Viêm tủy có nhiều dạng thương tổn khác nhau: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp, viêm tủy mạn tính. Phản ứng viêm tủy răng xảy ra ở cả buồng tủy răng và chân tủy khiến cơn đau càng dữ dội hơn.

– Lợi xung quanh răng đau sưng, viêm nặng khiến hơi thở có mùi khó chịu.

– Vỡ thân răng. Lúc này răng không thực hiện được chức năng ăn nhai vốn có nữa. Thân răng vỡ to thành từng mảnh, lan xuống cả phần chân răng khiến răng không thể giữ lại được, mất răng vĩnh viễn.

– Nếu phần tủy bị viêm không được lấy bỏ đi ngay, tình trạng viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chân răng, lan tới vùng chóp (cuống) răng gây viêm nhiễm ở vùng chóp.

– Viêm nhiễm ở vùng chóp, tạo thành ổ mủ ở vùng chóp răng gây sưng, đau, răng lung lay, áp-xe chóp răng.

– Có thể gây mất nhiều răng xung quanh nếu ổ viêm nhiễm nặng và lan rộng

– Ổ nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng đem đến rủi ro viêm xương hàm, lan ra phần mềm và các xung quanh, tạo một ổ nhiễm trùng khó kiểm soát.

– Phá hủy xương hàm, gây tiêu xương, khiến xương hàm bị gãy.

– Gây tổn thương thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng máu và nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới tử vong.

Với những biến chứng nguy hiểm khi sâu vào tủy răng, bệnh lý cần phải được phát hiện và điều trị sớm. Càng để lâu, sâu răng càng nặng, các biến chứng càng có nguy cơ xảy ra.

3. Răng bị sâu vào tủy phải chữa trị như thế nào?

Bên cạnh răng bị sâu vào tủy, các trường hợp khác như răng bị nứt gãy, răng bị chấn thương gây tổn thương tủy,… nên được điều trị tủy ngay khi phát hiện, để lâu dài sẽ biến chứng thành viêm tủy.

Dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất cho thấy bạn cần điều trị ngay là đau răng thành từng cơn, đau dữ dội và đau có thể lan lên đầu hoặc đau giật theo mạch nhịp đập, lúc này tủy răng đã rơi vào tình trạng viêm. Đau tủy răng được coi là một cấp cứu nha khoa, trong nhiều trường hợp, không thể chịu đựng được cơn đau và thuốc giảm đau không có hiệu quả, bệnh nhân cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ ngay.

Thông thường để điều trị tủy răng, nếu không phải ở thể nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định diệt tủy răng càng sớm càng tốt bằng cách loại bỏ hoàn toàn những phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử. Các bước cụ thể trong quy trình điều trị tủy răng gồm:

Sâu răng ăn vào tủy – Cẩn trọng tránh biến chứng nặng

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp

Các bước cụ thể trong quy trình điều trị tủy răng

3.1. Bước 1: Kiểm tra và xác định mức độ sâu răng ăn vào tủy

Trước khi tư vấn phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của người bệnh để xác định mức độ viêm. Chụp phim X-quang sẽ được chỉ định ở bước này giúp quan sát cấu trúc răng chi tiết, cũng giúp xác định vị trí và mức độ răng bị viêm tủy một cách rõ ràng. Các trường hợp đã sang giai đoạn viêm tủy răng nặng, hình thành lỗ sâu và điều trị bằng thuốc không có tác dụng sẽ được chỉ định điều trị diệt tủy răng.

3.2. Bước 2: Vệ sinh toàn bộ răng miệng, gây tê

Trước khi thực hiện diệt tủy, răng miệng của bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện. Làm sạch răng thường gồm các mục: súc miệng, loại bỏ cao răng, diệt khuẩn khoang miệng… Sau khi răng đã được làm sạch, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho vùng răng chỉ định và có thể cả các vùng xung quanh nếu ổ viêm lớn, gây ảnh hưởng xa.

3.3. Bước 3: Đặt đế cao su cách ly răng

Đây là bước chuẩn bị cuối cùng trước khi điều trị diệt tủy nhằm đảm bảo cho khu vực xung quanh răng điều trị luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu không, môi trường ẩm ướt thường xuyên của răng miệng sẽ dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn cho thao tác của bác sĩ.

3.4. Bước 4: Diệt tủy răng

Đầu tiên, bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa tạo đường thông nhỏ từ ngoài răng vào trong ống tủy. Sau đó, nha sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài ống tủy của bệnh nhân rồi sử dung dụng cụ hút chuyên dụng đưa vào trong ống tủy để hút hết những mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử ra ngoài. Sau đó là thực hiện làm sạch hoàn toàn những mô tủy bị viêm, hoại tử còn sót lại và điều chỉnh lại hình dạng ống tủy là đã diệt tủy xong.

3.5. Bước 5: Trám bít lỗ thông ống tủy

Sau khi diệt tủy, tình trạng viêm nhiễm và đau nhức cảu bệnh nhân sẽ được cải thiện ngay. Tuy nhiên, lỗi thông hở tạo ra có thể bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng tiếp tuc tấn công chiếc răng đó. Vì thế, bác sĩ cần trám bít lại lỗ thông trên răng bằng nhựa đa khoa chuyên dụng. Nhựa này có độ cứng tương tự như ngà răng nên không gây khó khăn cho việc nhai nuốt của người bệnh. Nếu bạn có nhu cầu cao hơn về mặt thẩm mỹ, bệnh nhân có thể bọc sứ cho những răng đã điều trị diệt tủy.

Điều trị diệt tủy răng là thao tác cần có sự chính xác và cẩn thận, đòi hỏi tay nghề của bác sĩ thực hiện. Vì vậy khi có nhu cầu khám và điều trị tủy răng do bị sâu ăn vào tủy, bạn cần lựa chọn những nha khoa uy tín để có kết quả điều trị tốt nhất nhé. Hiện nay, Nha khoa Thu Cúc TCI là một trong số các địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều người tin tưởng nhờ đội ngũ bác sĩ đầu ngành và hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, 100% nhập khẩu từ nước ngoài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *