Chăm sóc răng cho bé dưới 1 tuổi đúng cách không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp con có hàm răng khỏe, đẹp trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu về các bí quyết chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học cho bé ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Chăm sóc răng cho bé dưới 1 tuổi đúng cách
1. Vệ sinh răng miệng cho bé có cần thiết?
Bất kỳ độ tuổi nào cũng cần xây dựng một chế độ chăm sóc khoa học để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhiều cha mẹ cho răng trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời chỉ bú sữa, không cần làm sạch khoang miệng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi trong sữa có thể tồn tại mảng bám, cặn sữa. Nếu không được làm sạch thì có thể khiến vi khuẩn phát triển quá mức và gây bệnh.
Trẻ nhỏ dưới một tuổi chưa tự ý thức được việc vệ sinh răng miệng nên cần có sự hướng dẫn của bố mẹ. Thói quen vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp:
– Loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trên lợi, trên răng sữa của bé
– Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh về răng miệng ở trẻ
– Tạo thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh cho bé ngay từ khi còn nhỏ
– Giúp quá trình mọc răng sữa diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn
– Ngăn ngừa một số bệnh lý toàn thân do vi khuẩn từ khoang miệng gây ra cho bé
– Giúp trẻ phát triển toàn diện cả về sức khỏe thể chất lần sức khỏe tinh thần…
Thói quen vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp bảo vệ và hỗ trợ quá trình mọc răng của trẻ trở nên dễ dàng hơn
2. Bí quyết chăm sóc răng cho bé dưới 1 tuổi
2.1. Vệ sinh răng
Các bậc phụ huynh cần lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé thông qua việc:
– Ở giai đoạn chưa mọc răng: Mẹ có thể vệ sinh miệng cho bé bằng việc sử dụng gạc hoặc vải mềm. Nhúng gạc, vải mềm vào nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý để lau nhẹ nướu cho bé. Mẹ có thể kết hợp việc này trong quá trình tắm cho bé và thực hiện khoảng 1-2 lần/ngày.
– Ở giai đoạn mọc răng: Mẹ dùng bàn chải mềm gắn vào đầu ngón tay và một chiếc khăn mềm để vệ sinh miệng cho bé. Mẹ nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải sạch nhẹ nhàng răng nướu. Sau đó, lau lại khoang miệng bằng khăn mềm để hoàn tất quá trình vệ sinh răng miệng cho bé.
– Đồng thời, cha mẹ cũng nên cẩn thận hướng dẫn để trẻ tránh nuốt phải kem đánh răng trong quá trình vệ sinh. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng với 1 lượng vừa đủ bằng hạt đậu nhỏ.
– Hướng dẫn trẻ súc miệng sạch sau khi đánh răng để tránh tình trạng sót kem, sót bọt đánh răng trong khoang miệng.
– Tạo thói quen đánh răng hằng ngày từ 2-3 lần cho trẻ, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi ngủ. Nếu trẻ sợ đánh răng, bố mẹ có thể cùng vệ sinh răng miệng để bé thấy hứng thú và học tập theo.
Tìm hiểu thêm: U nang vú có ảnh hưởng tới lượng sữa cho con bú?
Vệ sinh miệng cho bé bằng việc sử dụng gạc hoặc vải mềm hoặc bàn chải dành riêng cho bé
2.2. Chăm sóc răng miệng
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hàm răng của trẻ thông qua:
– Cho trẻ uống đủ nước theo tháng tuổi và thể trạng để cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng.
– Tránh hôn vào vùng miệng, nếm thức ăn, hút thử núm ti giả trước khi cho trẻ ăn uống.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và răng miệng.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đặc biệt là trong thời kỳ ăn dặm bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như răng miệng của bé.
– Vệ sinh dụng cụ chải răng cho bé một cách sạch sẽ, khoa học và để ở những nơi khô ráo, thoáng đãng.
– Cho bé thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có hướng xử trí phù hợp khi mắc bệnh lý răng miệng.
3. Chăm sóc răng miệng cho bé cần lưu ý gì?
Bên cạnh việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, bố mẹ cũng cần lưu ý để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và sở hữu hàm răng đều, đẹp trong tương lai:
– Hạn chế để trẻ ngậm sữa lâu trong miệng mà không nuốt bởi có thể làm hỏng men răng và tạo điều kiện khiến vi khuẩn dễ phát triển gây bệnh lý.
– Ngăn trẻ mút đầu ngón tay hoặc ngậm cắn đồ chơi để tránh răng mọc không đều, không thẳng hàng.
– Không nên cho bé nhai lệch về một bên bởi điều này có thể gây nên tình trạng lệch hàm, mất cân đối khuôn mặt.
– Không để trẻ ăn những đồ vật quá dai cứng, đặc biệt là trong thời kỳ ăn dặm để tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để chăm sóc răng miệng cho bé dưới 1 tuổi đúng cách
Chăm sóc răng cho bé dưới 1 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hàm răng và sức khỏe toàn thân trong tương lai. Do vậy, các bậc phụ huynh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, xây dựng chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học cho bé nhà mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.