Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt không phải căn bệnh phụ khoa hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh rối loạn kinh nguyệt này.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Nhiều chị em thắc mắc bị rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Đó là hiện tượng chảy máu ở tử cung do sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc estrogen và progesterone của cơ thể.
Với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ hàng tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Thông thường mỗi chu kỳ kéo dài từ 21-35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày. Lượng máu kinh sẽ vào khoảng 50-150ml.
Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chỉ những triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, ngày hành kinh và lượng máu kinh. Các bạn gái ở lứa tuổi dậy thì hoặc mãn kinh dễ có kinh nguyệt không đều do thay đổi hormone. Nhưng nếu ở tuổi trưởng thành mà bị rối loạn kinh nguyệt thì chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
2. Các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Thi thoảng chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt sinh lý. Hiện tượng sẽ chấm dứt khi chúng ta điêu chỉnh lại lối sinh hoạt.
2.1. Kinh thưa
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21-35 ngày nhưng có những trường hợp chu kỳ kéo dài trên 39 ngày gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa.
Kinh nguyệt thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy, nếu hiện tượng này kéo dài, chị em cần chủ động thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và hướng điều trị.
2.2. Kinh mau
Ngược lại với kinh thưa là kinh mau, tức là chu kỳ dưới 21 ngày. Với tình trạng này, chị em có thể khó thụ thai hoặc nếu có thai thì cũng dễ bị sảy. Vì vậy, chị em cũng nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám nếu hiện tượng kéo dài.
2.3. Rong kinh
Đây là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài và nhiều quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do mất cân bằng nội tiết hoặc tử cung gặp vấn đề.
Nếu chị em bị rong kinh kèm theo các triệu chứng như máu vón cục, sẫm màu, đau bụng dữ dội thì hãy đến bệnh viện ngay. Rất có thể đây là dấu hiệu của u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, chửa ngoài dạ con…
Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng thường gặp nhất của ung thư thận
Ăn uống không điều độ, tập luyệt quá sức, stress… đều có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt
2.4. Kinh nguyệt quá ít
Nếu lượng máu kinh chưa quá 20ml trong một chu kỳ thì bạn đang gặp hiện tượng ít kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết hoặc tổn thương ở tử cung. Với trường hợp này, chị em cũng cần được thăm khám kịp thời.
2.5. Mất kinh
Tình trạng này có thể xuất phát từ rối loạn nội tiết hoặc do ảnh hưởng của thuốc tránh thai, các thủ thuật phụ khoa, căng thẳng, ăn kiêng quá mức… Chị em cần được thăm khám để tìm ra đúng nguyên nhân và có hướng điều trị.
2.6. Máu kinh đổi màu
Thông thường thì máu kinh nguyệt có màu đỏ thẫm, hơi nhày, có mùi tanh. Nếu gặp phải trường hợp máu chuyển sang màu đen hoặc đỏ hồng, đỏ tươi thì chị em nên theo dõi và thăm khám kịp thời, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh khí hư.
>> Tìm hiểu: Cảnh giác với bệnh khí hư ở phụ nữ
3. 5 nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn kinh nguyệt
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Trẻ em có nên hàn răng không?
Nếu là rối loạn kinh nguyệt bệnh lý, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có 5 nguyên nhân chủ yếu là:
Mất cân bằng hormone. Sự thay đổi của các nội tiết tố estrogen và progesterone dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn.
Do stress: một khi trạng thái tinh thần không ổn định sẽ tác động đến việc điều tiết hormone của cơ thể. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Việc ăn kiêng quá mức cũng dẫn tới kinh nguyệt không đều. Những chị em tiêu thụ nhiều chất kích thích, hút thuốc lá, dùng nhiều cà phê cũng rất dễ mắc hiện tượng này.
Vận động quá nhiều.Luyện tập quá sức làm thay đổi hoạt động thường của cơ thể, cũng dễ gây rối loạn kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc. Việc sử dụng loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc trị bệnh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
4. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Trước hết, chị em cần thực hiện một lối sống lành mạnh để loại bỏ tình trạng rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân sinh lý.
Thực hiện ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya, tập luyện quá sức.
Chị em cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress
Tránh tiêu thụ các đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt không chấm dứt, rất có thể đó là do nguyên nhân bệnh lý. Lúc này chị em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tin liên quan
- Ăn gì để kinh nguyệt ra ít
- Chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá
- Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chậm kinh 4 ngày thử que 1 vạch, là do đâu
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.