Chữa sâu răng có thể đem lại hiệu quả hay không tùy thuộc nhiều vào sự phù hợp giữa phương pháp bạn chọn và mức độ sâu của răng. Do đó để tìm ra được cách chữa sâu răng phù hợp bạn cần biết rõ răng mình đang sâu ở giai đoạn nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cơ bản xác định được mức độ răng sâu của mình và cung cấp một số phương pháp chữa sâu răng phổ biến.
Bạn đang đọc: Tất tần tật về các phương pháp chữa sâu răng
1. Sâu răng có các mức độ nào
4 giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng
Răng sâu là một quá trình, quá trình này ngắn hay kéo dài phụ thuộc vào chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người. Tuy nhiên tất cả đêu sẽ trải qua 4 giai đoạn tiến triển sau:
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn răng bắt đầu bị sâu, răng bị vi khuẩn từ mảng bám ăn mòn dần ở lớp cấu trúc đầu tiên – men răng. Lúc này răng sẽ có các vệt nâu nhạt hoặc đen trên răng, không gây đau răng hoặc đau nhức rất nhẹ.
Giai đoạn 2: Sâu răng sau khi ăn mòn lớp men răng sẽ ăn vào ngà răng, tạo thành các lỗ sâu. Các lỗ sâu này rất dễ bị mắc thức ăn và tạo cảm giác đau, ê buốt khi ăn nhai và ăn đồ nóng, lạnh. Ở thời điểm này nên nhanh chóng đi điều trị tại nha khoa để có thể bảo tồn được răng.
Giai đoạn 3: Sâu nặng phá hủy hết ngà răng sẽ tiến thẳng vào tủy răng khiến răng đau nhức dữ dội dù không bị tác động đến. Lúc này là thời điểm cuối cùng bệnh nhân có thể bảo tồn được răng dù cơ hội sẽ ít hơn nhiều. Cần đến thăm khám bác sĩ nha khoa ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm là viêm tủy, áp xe, viêm xương hàm, tiêu xương hàm.
Giai đoạn 4: Viêm tủy tiến triển nặng hơn, dẫn đến hoại tử và chết tủy. Ổ viêm có thể lan rộng sang các bộ phận lân cận, gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tim, thậm chí gây tử vong.
2. Chữa sâu răng tại nhà
Các công thức chữa sâu răng từ thiên nhiên sử dụng tại nha chỉ có tác dụng tức thời, tạm thời và phù hợp với những trường hợp sâu răng nhẹ, chớm sâu răng vì không có tác dụng điều trị triệt để. Tuy nhiên nếu bạn cần giảm đau tạm thời thfi những công thức dưới đây cũng rất đáng thử.
2.1 Chữa sâu răng bằng súc miệng nước muối
Từ lâu đây đã là mẹo chữa đau răng phổ biến và được mọi người áp dụng nhiều nhất. Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sẽ giúp làm sạch khuẩn ở trong khoang miệng và giảm các cơn đau răng thể nhẹ một cách hiệu quả. Nước muối sẽ giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng và làm giảm bớt sự ê buốt, đau nhức của răng. Với tác dụng sát khuẩn của muối, nước muối sẽ hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:
– Cải thiện tình trạng sưng, viêm tại nướu
– Tăng khả năng sát khuẩn, làm lành các tổn thương ở miệng
– Giảm tình trạng đau họng
2.2 Chữa sâu răng với hoa cúc
Tìm hiểu thêm: Khám sàng lọc ung thư vú – Cách để dự phòng bệnh hiệu quả
Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu sưng viêm và đau nhức do sâu răng
Hoa cúc có tác dụng giảm stress, làm dịu các vết thương, giảm sưng viêm, trong đó có sưng viêm và đau đớn do sâu răng.
Cách thực hiện:
– B1: Rửa sạch và ngắt cánh của 5 bông hoa cúc vàng.
– B2: Cho cánh hoa cúc vào ngâm trong 0,5 lít rượu trong khoảng 7 – 10 ngày thì chắt ra sử dụng được.
– B3: Súc miệng với 1 ngụm nhỏ rượu hoa cúc trong khoảng 30 giây vào sáng và tối mỗi ngày để có hiệu quả cao nhất.
2.3 Dùng lá trầu không
Từ xưa tới nay, lá trầu không luôn được biết đến và sử dụng với tính chất diệt khuẩn và khả năng kháng viêm cao.Do đó lá tràu không cũng được lựa chọn trong điều trị sâu răng. Trong đó rượu ngâm lá trầu không là công thức trị sâu răng rất phổ biến.
Lá trầu không cũng là nguyên liệu hay được dùng để chữa sâu răng
Cách thực hiện:
– Bước 1: Rửa sạch 3 lá trầu không sau đó giã nát cùng với vài hạt muối
– Bước 2: Ngâm phần lá vừa giã với một chén rượu trong 10 phút cho lắng cặn và gạn lấy phần nước trong.
– Bước 3: Chia phần rượu sau khi lọc làm đôi, dùng để súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút.
Lưu ý: chỉ nên súc miệng, không nên nuốt.
2.4 Uống trà bạc hà
Đặc tính the mát của bạc hà tạo cảm giác tê và có tác dụng kháng khuẩn nên có khả năng làm dịu và hạn chế cơn đau răng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà có mùi rất thơm nên có thể sử dụng thường xuyên để cải thiện hôi miệng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Ngâm 1 lá bạc hà khô hoặc túi trà bạc hà trong nước sôi khoảng 20 – 30 phút. Chắt lấy nước ngâm để uống hoặc súc miệng hàng ngày.
– Cách 2: Lấy bông gòn thấm tinh dầu bạc hà và áp nó vào vị trí răng bị đau từ 10-15 phút.
3. Chữa sâu răng tại nha khoa
Các công thức chữa bằng thảo mộc tự nhiên chỉ là giải pháp cải thiện nhất thời cho những trường hợp chớm sâu răng ở giai đoạn đầu và không có tác dụng điều trị triệt để. Người bệnh nên sắp xếp đến nha khoa để thăm khám và điều trị ngay khi có thể vì sâu răng sẽ rất nhanh biến chứng trở nặng nếu không điều trị hoàn toàn và điều trị sai cách. Tùy vào tình trạng răng ở thời điểm đi khám và mức độ sâu cảu mỗi bệnh nhân, nha sĩ sẽ lựa chọn và tư vấn phương pháp chữa sâu răng hợp lý nhất.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt và những lưu ý
Nên tới phòng khám nha khoa uy tín để chữa sâu răng dứt điểm
3.1. Uống thuốc kháng sinh
Sâu răng gây ra do vi khuẩn nên thuốc kháng sinh cũng sẽ được sử dụng để điều trị. Một số loại kháng sinh điều trị sâu răng thông dụng là tetracylin, amoxicyclin, spiramycin, doxycyclin,… sử dụng kết hợp cùng metronidazol đem đến tác dụng giảm đau, kháng viêm tại khu vực răng bị sâu hiệu quả. Hoặc nha sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh thuộc họ beta lactam kết hợp metronidazol để diệt vi khuẩn ái khi/kị khí gây sâu răng.
Ngoài ra bệnh nhân cũng thường được kê thêm các vitamin hỗ trợ hồi phục nhanh và tăng hiệu quả điều trị như vitamin C, A, B3, B2…
3.2. Cách chữa sâu răng bằng trám lỗ sâu với vật liệu chuyên dụng
Khi răng đã sâu đến phần ngà răng thì trám răng là giải pháp phổ biến nhất và thường được người bệnh lựa chọn. Trám răng là biện pháp bịt kín lỗ sâu bằng các chất liệu nhân tạo, giúp răng được tạo hình lại hình dạng ban đầu. Trám răng thường được chỉ định khi răng bị sâu phần ngà với mục đích ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập hủy hoại tủy răng.
Những trường hợp sâu răng đã lan đến tủy, nha sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy trước khi trám giúp làm sạch vi khuẩn tận gốc. Sau khi lấy tủy răng, nha sĩ mới bắt đầu quy trình trám lại răng.
Chất trám răng có thể là nhiều loại vật liệu khác nhau:
– Amalgam bạc: chứa thiếc, đồng, bạc, thủy ngân… có chi phí thực hiện hợp lý, độ bền cao lên tới 14 năm, thường được lựa chọn nhiều nhất.
– Nhựa composite: có màu trắng ngà như màu răng nên có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên độ bền không cao lắm nên không chịu được lực nhai mạnh.
3.3. Bọc sứ
Bọc răng sứ, bắc cầu răng sứ hiện nay rất được ưa chuộng và được xem là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả mà vẫn đem lại tính thẩm mỹ cao, giúp cách li phần răng còn sót lại khỏi vi khuẩn, duy trì độ bền chắc và chức năng ăn nhai như răng bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý, phương pháp bọc răng sứ hay được chỉ định cho các trường hợp răng có khuyết điểm nhưng vẫn còn giữ được chân răng.
Quy trình bọc sứ để chữa răng sâu:
-Làm sạch lỗ sâu răng, loại bỏ các mô răng bị tổn thương.
– Mài và lấy dấu răng chuẩn xác để tạo ra mão răng sứ thích hợp cho cá nhân, đảm bảo mão sứ sau khi lắp không bị kênh hoặc cộm cấn gây khó chịu.
– Lắp mão sứ lên phần răng thật, kiểm tra lại khớp cắn một lần nữa.
3.5. Nhổ bỏ răng bị sâu
Khi sâu răng đến giai đoạn nặng dẫn tới các biến chứng viêm tủy răng, viêm chóp răng, ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận hoặc có nguy cơ cao gây biến chứng nghiêm trọng hơn, giải pháp cuối cùng có thể thực hiện chính là loại bỏ hoàn toàn chiếc răng sâu. Có nhiều phương pháp để nhổ răng, nhưng hiện phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome tại Nha Khoa Thu Cúc TCI đang là giải pháp hàng đầu do có nhiều ưu điểm như: nhổ êm ái, nhẹ nhàng, gần như không đau đớn, hạn chế tối đa việc làm tổn thương nướu.
Tuy nhiên sau khi nhổ răng bệnh nhân nên trồng răng giả trong thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo khả năng ăn nhai, yếu tố thẩm mỹ và hạn chế trường hợp các răng còn lại bị xô lệch.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các phương pháp chữa sâu răng để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.