Răng đã điều trị tủy yếu và nhạy cảm hơn so với răng khỏe mạnh. Vì vậy, cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng đã lấy tủy khoa học để không làm ảnh hưởng tới chức năng cũng như thẩm mỹ của răng. Cùng tìm hiểu chí tiết hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bí quyết chăm sóc răng đã lấy tủy đúng cách
1. Vì sao răng cần phải lấy tủy?
Tủy răng là mô liên kết đặc biệt bao gồm mạch máu và dây thần kinh, nằm trong hốc tủy ở giữa mỗi răng và được mô răng bao quanh. Mạch máu và dây thần kinh tạo nên tủy răng được tách ra từ các nhánh mạch máu, hệ thống dây thần kinh ở vùng mặt và đi vào răng từ đỉnh của chân răng.
Tủy răng có vai trò trong việc nuôi dưỡng tổ chức răng, tái tạo ngà răng, bảo vệ và đem lại cảm giác cho răng. Lấy tủy là khái niệm dùng để chỉ quá trình loại bỏ tủy răng bị nhiễm khuẩn do mắc bệnh lý nha khoa như sâu răng ăn vào tủy, viêm tủy răng, viêm chân răng… Tủy răng thường nằm ở vị trí sâu bên trong răng và gần dưới chân răng.
Nếu không được điều trị kịp thời, tủy răng bị viêm sẽ gây nên tình trạng đau nhức, sưng tấy nướu, thậm chí khiến răng suy yếu và gây mất răng. Bằng việc loại bỏ tủy răng đã chết và làm sạch răng, lấy tủy răng chính là phương pháp ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn.
Phương pháp lấy tủy răng thường được chỉ định đối với những người gặp phải tình trạng:
– Sâu răng nghiêm trọng, sâu răng ăn vào tủy và chân răng.
– Răng sứt mẻ lớn khiến tủy răng bị lộ và bị vi khuẩn tấn công.
– Chết tủy răng gây ra cảm giác đau nhức ăn vào xương.
– Xuất hiện dịch mủ bất thường ở chân răng…
Tủy răng bị viêm nhiễm nặng nếu không loại bỏ kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng
2. Răng lấy tủy có bền không?
Răng sống (còn tủy sống) có thể chắc khỏe và bên lâu tới cuối cuộc đời nếu được chăm sóc tốt. Nhưng răng chết (đã chữa tủy) thường chỉ tồn tại được 15 – 25 năm trong điều kiện chăm sóc đúng cách. Độ bền của răng sẽ giảm dần về sau và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ suy yếu, lung lay mất răng.
Răng sau khi chữa tủy sẽ thay đổi rất lớn, không còn chắc khỏe như ban đầu vì chỉ còn lại ngà và men răng. Phần ngà răng không thể tái tạo, lâu ngày dẫn tới tình trạng:
– Giảm độ chắc chắn do nguồn nuôi dưỡng chủ yếu cho răng là tủy răng đã bị loại bỏ hết.
– Răng trở nên giòn và dễ vỡ hơn, mất hẳn độ bền, sức dẻo dai, độ đàn hồi.
– Răng khó cảm nhận nhiệt độ và lực tác động nên rất dễ bị sứt mẻ và khó chống lại sự tác động liên tục của lực ăn nhai.
– Giảm sức ăn nhai do răng không còn bền chắc, khó cắn được đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.
Nếu răng đã lấy tủy không được chăm sóc với một chế độ khoa học thì sẽ khó đảm bảo chức năng ăn nhai và khó bền lâu trong miệng.
Tìm hiểu thêm: Viêm âm đạo: tìm hiểu nguyên nhân
Răng lấy tủy thường không bền lâu so với răng khỏe mạnh ban đầu
3. Chăm sóc răng đã lấy tủy đúng cách
Răng sau khi chữa tủy cần được chăm sóc khoa học và đúng cách để kéo dài tuổi thọ cũng như độ bền. Vậy cần chăm sóc răng đã chữa tủy như thế nào?
Theo các chuyên gia nha khoa, việc tái tạo thân răng sau khi lấy tủy rất quan trọng. Vật liệu hàn răng phải chất lượng và phù hợp để thân răng đủ chắc chắn. Trường hợp thân răng bị mất nhiều, bác sĩ phải gắn thêm phần chốt cắm vào ống tủy để tạo lực chắc chắn cho thân răng.
Răng chữa tủy cần được bọc càng sớm càng tốt bởi điều này mang lại hiệu quả bảo vệ răng cao nhất. Nha sĩ sẽ tư vấn vật liệu bọc phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sử dụng thực phẩm lành mạnh để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự chắc khỏe của hàm răng. Tránh ăn những món đồ quá dai cứng, cay nóng để không làm tổn thương tới răng và nướu. Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống chứa cồn bởi trong những thực phẩm này tồn tại rất nhiều chất có hại cho răng miệng.
Vệ sinh răng miệng kỹ càng, đều đặn 2-3 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa Flour để bảo vệ men răng tối đa. Bạn có thể sử dụng đồng thời cả máy tăm nước, chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Cần súc miệng thật sạch sau khi kết thúc quá trình chải răng để có một khoang miệng sạch sẽ. Thay bàn chải thường xuyên để hạn chế vi khuẩn từ bàn chải xâm nhập vào khoang miệng, gây viêm nhiễm và bệnh lý. Sau khi chải răng, nên rửa sạch và để dụng cụ vệ sinh ở nơi khô ráo, thoáng đãng.
>>>>>Xem thêm: Cách ngừa sâu răng cho người lớn hiệu quả, dễ áp dụng
Chăm sóc răng đã lấy tủy đúng cách sẽ giúp giữ độ bền và tuổi thọ cho răng
Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ thường xuyên và lấy cao răng ít nhất 3-6 tháng/lần để ngăn ngừa tác nhân gây ra các bệnh lý răng miệng khiến tuổi thọ của răng lấy tủy giảm sút.
Việc chăm sóc răng đã lấy tủy được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi ảnh hưởng rất lớn tới độ cứng chắc, độ bền của răng. Bất kỳ ai cũng đều phải xây dựng một chế độ vệ sinh khoa học, sinh hoạt và ăn uống hợp lý để răng luôn khỏe mạnh và hạn chế tối đa các tác nhân có hại tấn công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.