Tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng

Không có gì đáng ngại bằng việc để người khác nhận ra rằng bạn đang bị hôi miệng. Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang bị đe dọa. Vậy nguyên nhân từ đâu mà miệng lại có mùi khó chịu? Hãy cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng ngay trong bài viết sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng

1. Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng có mùi hôi khó chịu. Đây là tình trạng phổ biến và theo ước tính thì có khoảng hơn 40% dân số gặp phải chứng hôi miệng.

Người bị hôi miệng thường cảm thấy hoặc không cảm nhận được mùi hôi phát ra từ trong khoang miệng khi thở, khi nói chuyện, ăn uống. Tình trạng hôi miệng là do sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh có trong khoang miệng. Khi các hợp chất này bay hơi thì sẽ tạo nên những mùi khó chịu.

Trong nhiều trường hợp, hôi miệng không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần khiến mọi người ngại giao tiếp mà còn cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề.

Tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng có mùi hôi khó chịu

2. Top 7 nguyên nhân hôi miệng

Cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng cơ bản ngay sau đây để biết cách bảo vệ sức khỏe răng miệng:

2.1. Ăn thực phẩm có mùi

Nguyên nhân hôi miệng phổ biến mà ai cũng từng mắc phải đó chính là sử dụng nhiều thực phẩm nặng mùi như hành tây, tỏi… Thức ăn có mùi sẽ ám lên hơi thở của mọi người khi thở ra. Mùi do thức ăn chỉ bám lại trong miệng và họng của mọi người trong thời gian ngắn và có thể khắc phục được bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc ngưng ăn những thực phẩm đó.

2.2. Vệ sinh răng miệng kém

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng ở nhiều người. Sau khi ăn, thức ăn thừa, mảng bám hình thành nhiều trên bề mặt và kẽ răng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ trở thành cao răng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Khi vi khuẩn phát triển quá mức trong khoang miệng sẽ phân hủy thực phẩm còn sót và gây ra mùi rất khó chịu trong khoang miệng.

2.3. Bệnh lý răng miệng

Bệnh lý răng miệng có thể là một trong số những thủ phạm hàng đầu khiến mọi người cảm thấy miệng mình có mùi hôi. Việc vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến răng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Những bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng… hình thành do vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ. Theo thời gian khi  bệnh càng nặng thì tình trạng hôi miệng càng nghiêm trọng hơn. Khi mắc bệnh lý nha khoa, hôi miệng không thể dễ dàng khắc phục chỉ với việc vệ sinh thông thường mà cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý.

Tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng

Răng mắc bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng… chứa nhiều vi khuẩn có hại và gây ra tình trạng hôi miệng

2.4. Hút thuốc, uống rượu bia

Hút thuốc, uống rượu bia là việc mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người hạn chế hoặc bỏ hẳn bởi điều này không chỉ gây hôi miệng mà còn ảnh hưởng lớn tới gan, thận và phổi… của mọi người.

Trong thuốc lá và rượu, bia có những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Đồng thời, việc hút thuốc và uống rượu quá nhiều còn làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nước bọt làm gia tăng vi khuẩn gây mùi. Mùi hôi có thể khởi phát từ cổ họng hoặc trong đường thở do sự ảnh hưởng quá sâu của thuốc, bia rượu tới gan, phổi… Người hút thuốc, sử dụng rượu bia càng lâu thì tình trạng hôi miệng càng nghiêm trọng hơn.

2.5. Khô miệng

Uống ít nước gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Đó cũng là nguyên do hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng mà nhiều người mắc phải hiện nay.

Nước bọt được tiết ra liên tục có chức năng giữ cho miệng sạch sẽ bằng cách loại bỏ thức ăn thừa gây hôi miệng. Uống ít nước làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh nước bọt của cơ thể, khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn và gây hôi miệng.

2.6. Ăn nhiều đường

Chế độ ăn với những thực phẩm quá nhiều đường cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng bởi chúng tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Vi khuẩn tiếp xúc với đường, sản sinh ra các axit bào mòn men răng, gây sâu răng và hôi miệng.

Tìm hiểu thêm: Tuổi nào dễ mắc ung thư vú?

Tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng

Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều thực phẩm có đường là 1 trong số 7 nguyên nhân hôi miệng phổ biến

2.7. Vấn đề tiêu hóa

Bệnh lý về đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi ở mọi người. Nguyên nhân là do đường tiêu hóa thông với họng và khoang miệng, khi mắc bệnh, mùi từ dạ dày và ruột có thể sẽ thoát ra từ hơi thở khiến mọi người cảm thấy e ngại. Khi bị hôi miệng do mắc bệnh lý này, mọi người cần phải điều trị dứt điểm bệnh chứ không thể khắc phục chỉ bằng việc vệ sinh răng miệng hằng ngày.

3. Cách trị hôi miệng

Cách tốt nhất để khắc phục dứt điểm tình trạng hôi miệng chính là điều trị khỏi các bệnh lý nha khoa, bệnh lý về hệ tiêu hóa. Đồng thời, xây dựng chế độ vệ sinh răng miệng khoa học theo khuyến cáo của bác sĩ”

– Đánh răng đều đặn mỗi ngày từ 2-3 lần bằng kem đánh răng có chứa Flour.

– Chải răng nhẹ nhàng khắp các mặt theo chiều xoay tròn hoặc từ trên xuống.

– Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thay vì chỉ chải răng bằng bàn chải thông thường.

– Súc miệng kỹ lưỡng để làm sạch toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là sau khi chải răng và sau khi ăn.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với thực phẩm tươi xanh, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nặng mùi…

– Không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích để bảo vệ sức khỏe toàn thân.

– Lấy cao răng thường xuyên và thăm khám sức khỏe nha khoa theo khuyến cáo của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.

Tìm hiểu 7 nguyên nhân hôi miệng

>>>>>Xem thêm: Cách đặt vòng cho phụ nữ như thế nào?

Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để biết cách bảo vệ răng miệng toàn diện

Trên đây là 7 nguyên nhân hôi miệng cơ bản mà mọi người cần biết để có thể chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học. Khi bị hôi miệng, bạn không nên tự ý xử trí tại nhà mà hãy tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp để tránh khiến cho tình trạng này nguy hiểm hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *