Viêm lợi trùm là gì? Điều trị viêm lợi trùm thế nào?

Răng khôn ngoài việc gây đau đớn, tê nhức, chúng còn khiến người bệnh gặp phải nhiều bệnh lý về răng miệng khác như viêm nướu, áp xe răng, viêm lợi trùm,… nếu không có các phương pháp điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm lợi theo trùm, từ đó, có thể lựa chọn cho mình những phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh lý hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc: Viêm lợi trùm là gì? Điều trị viêm lợi trùm thế nào?

1. Định nghĩa của viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là gì? Điều trị viêm lợi trùm thế nào?

Trong quá trình mọc răng khôn, người bệnh rất dễ bị viêm lợi dạng trùm gây đau nhức và khó chịu.

Viêm lợi trùm là một bệnh lý răng miệng thường xuất hiện trong quá trình mọc răng khôn của người bệnh. Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này là khi phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, khiến răng khôn bị mắc kẹt lại và ngăn cản sự phát triển của răng khôn. Viêm lợi trùng nếu để lâu ngày mà không được chữa trị sẽ gây ra nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh.

Khi bị lợi bị viêm trùm trong quá trình mọc răng khôn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và cực kì khó chịu tại vị trí mọc răng. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể bị sốt một vài ngày do tình trạng viêm nghiêm trọng.

Đây là bệnh lý khiến các vụn thực phẩm có thể bị mắc kẹt lại dễ dàng hơn, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn tích tụ. Việc vệ sinh răng miệng lúc này rất khó khăn khiến nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu tăng cao. Hơn nữa, lợi bị viêm trùm cũng khiến các răng bên cạnh dễ bị ảnh hưởng, khả năng mắc các bệnh lý về răng cao hơn.

Chính vì vậy, người bệnh khi mọc răng khôn cần tìm hiểu rõ về các nguy cơ có thể mắc phải cũng như cần phải đến các cơ sở Nha khoa uy tín để được thăm khám và xác định tình trạng bệnh.

2. Biểu hiện của viêm lợi trùm

Nhận biết lợi bị viêm trùm khá dễ dàng, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện bằng mắt thường. Thông thường, người bệnh có thể nhìn thấy phần lợi bị sưng phồng ở bị trí răng khôn mọc. Tại đây, lợi sẽ có màu đỏ và có thể chảy dịch mủ khi ấn vào. Ngoài ra, ở một vài trường hợp, người bệnh cũng có thể bị nổi hạch ở cổ, gây khó chịu trong giai đoạn mọc răng khôn bị viêm lợi.

3. Các biến chứng nguy hiểm của viêm lợi trùm

Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ các chị em cách tính ngày rụng trứng

Viêm lợi trùm là gì? Điều trị viêm lợi trùm thế nào?

Viêm lợi dạng trùm nếu không được điều trị sớm sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh.

3.1. Viêm lợi trùm răng khôn có mủ

Đây là một trong những biến chứng phổ biến khi người bệnh không điều trị kịp thời và dứt điểm bệnh lý lợi bị viêm trùm. Đây là biểu hiện của việc lợi bị viêm lợi trùm nhiễm trùng nặng, dịch mủ tiết ra có mùi hôi nặng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

3.2. Nhiễm trùng nướu

Đây là biến chứng thường hay xảy ra khi người bệnh mắc bệnh lý viêm lợi răng khôn trùm. Nhiễm trùng nướu xảy ra khi người bệnh không điều trị triệt để khiến cho những tổn thương ở nướu không được khắc phục hoàn toàn. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng nướu và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

Nhiễm trùng nướu nếu không được điều trị khỏi hoàn toàn có thể khiến người bệnh mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ sau này.

3.3. Viêm lợi trùm ảnh hưởng xấu đến răng bên cạnh

Khi biến chứng xảy ra, vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng từ vùng bị viêm sang các răng xung quanh. Điều này khiến cho phần chân răng của cả răng khôn và các răng bên cạnh bị yếu đi nhanh chóng và có thể khiến răng bị lung lay, gây mất răng.

3.4. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày

Khi bị đau do viêm lợi dạng trùm, người bệnh sẽ phải trải qua một khoảng thời gian đau đớn kéo dài, gây khó chịu và mệt mỏi. Ngoài ra, việc ăn uống, giao tiếp trong sinh hoạt thường ngày cũng gặp khó khăn do đau nhức, có thể gây ra những căn bệnh tiêu hóa.

4. Điều trị bệnh viêm lợi trùm sao cho hiệu quả?

4.1 Điều trị tại nhà

Để giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khi lợi bị viêm theo trùm, người bệnh có thể sử dụng tăm bông y tế để thấm sạch dịch mủ bên trong. Hãy đảm bảo tăm bông được khử trùng và đảm bảo yếu tố vệ sinh trước khi thực hiện thao tác.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng y tế có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Đây cũng là phương pháp giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn có thể lây lan và gây hại cho các răng xung quanh vùng viêm.

4.2 Điều trị tại nha khoa

Viêm lợi trùm là gì? Điều trị viêm lợi trùm thế nào?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Còn trinh có thai được không?

Điều trị tại nha khoa là cách tốt nhất để có thể giải quyết dứt điểm bệnh lý, ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả.

Việc thăm khám và điều trị tại nha khoa khi bị viêm lợi trùm là điều cần thiết và nên làm. Các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

– Nhổ răng khôn

Đây là một trong những phương pháp được đánh giá hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng lợi bị viêm trùm. Nhổ răng khôn có thể giải quyết được tình trạng viêm nhiễm tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng người bệnh.

– Cắt lợi trùm

Sau khi thăm khám và xác định mức độ, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang trước khi cắt bỏ phần lợi trùm. Đây là phương pháp có thể điều trị viêm trùm lợi hiệu quả, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát lại.

Quá trình thực hiện:

Bước 1: Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê vào phần lợi trùm.

Bước 2: Cắt bỏ phần lợi trùm để răng khôn có thể phát triển tiếp tục mà không bị vướng mắc.

Bước 3: Vệ sinh lại khoang miệng và vị trí vừa cắt bỏ phần lợi bị viêm giúp giữ gìn vệ sinh tối đa, tránh việc vi khuẩn có thể xâm nhập và tiếp tục gây viêm nhiễm.

Việc cắt lợi trùm chỉ hiệu quả khi răng khôn không mọc lệch hay bất thường. Đối với các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc bất thường, các bác sĩ sẽ khuyên nên nhổ bỏ răng khôn vì phương pháp cắt lợi trùm vẫn có thể gây ra các biến chứng như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng,…

Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý và có các phương án điều trị hợp lý, hiệu quả để đảm bảo sức khỏe của răng miệng luôn tốt.

Nếu có điều gì còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài hoặc số hotline để được hỗ trợ phù hợp!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *