Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em và người lớn

Hiện nay, tiêm chủng đã không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp chúng ta chủ động phòng tránh được các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy bạn đã nắm được những lưu ý khi tiêm vắc xin cho từng đối tượng chưa? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em và người lớn

1. Tìm hiểu về tiêm chủng và vai trò của hoạt động này

1.1. Thế nào là tiêm chủng?

Tiêm chủng là việc truyền vắc xin vào cơ thể để kích thích sản sinh ra kháng thể, nhằm miễn dịch lại một căn bệnh nào đó. Vắc xin có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.

Khi một lượng nhỏ vắc xin được đưa vào cơ thể sẽ tạo nên cuộc “tấn công” và kích thích cơ thể tự sản sinh kháng thể để bảo vệ. Các kháng thể được sản sinh ra sẽ tồn tại ở bên trong cơ thể người được tiêm vắc xin để chống lại những loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

1.2. Tiêm chủng đóng vai trò quan trọng ra sao?

Việc tiêm chủng sẽ giúp con người phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Hoạt động này nên thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là với đối tượng trẻ em trong 2 năm đầu đời.

Khi không được tiêm vắc xin, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm muộn sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ cao mắc rất nhiều bệnh lý vì khi đó cơ thể chưa có kháng thể để tự bảo vệ mình, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.. Có không ít trường hợp tại các khu vực có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp đã xảy ra nhiều dịch bệnh nghiêm trọng như viêm não Nhật Bản, ho gà, sởi, bạch hầu,… và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh.

Chính vì vậy, mọi người cần ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và chủ động đưa con em mình đi tiêm các loại vắc xin. Hãy coi việc tiêm phòng vắc xin không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm để cùng nhau chung tay bảo vệ cộng đồng, xã hội.

Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em và người lớn

Tiêm chủng là việc làm hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe

2. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin cho các đối tượng

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả giúp phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật, chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất để chúng ta phòng tránh được các loại bệnh tật.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiêm chủng vắc xin dành cho trẻ em và người lớn:

2.1. Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em

Để đảm bảo sự an toàn cho bé khi thực hiện tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Trước và trong khi tiêm

– Đừng quên đem theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng của bé.

– Thông báo cụ thể với nhân viên y tế về tình trạng của trẻ như:

Trẻ đã đủ cân nặng hay chưa (đối với trẻ sơ sinh)?

Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường trong những ngày gần đây hay không?

Trẻ có đang bị sốt hoặc mắc phải căn bệnh gì không?

Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng đến phương pháp điều trị nào trong 3 tháng qua hay không?

Trẻ có tiêm phòng vắc xin nào trong 4 tuần gần đây không?

Trẻ có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ loại thức ăn hoặc loại thuốc nào hay không?

Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin, có xảy ra phản ứng nặng như sốt cao, phát ban, quấy khóc kéo dài,  sưng nề vùng tiêm… ở những lần tiêm trước hay không.

– Phụ huynh cũng nên đề nghị nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, lắng nghe tư vấn về các phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng.

– Trong khi tiêm chủng, cha mẹ cần giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Sau khi tiêm

– Cho trẻ ở lại 30 phút tại nơi tiêm chủng để nhân viên y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường.

– Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24h về trạng thái sức khỏe, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, tình trạng phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Đặc biệt, cha mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

– Đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ gặp các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (hơn 39 độ C).

– Co giật hoặc mệt lả người, lừ đừ, không có phản ứng khi được gọi.

– Tím tái, khó thở, thở rít và rút lõm lồng ngực khi thở.

– Trẻ quấy khóc dữ dội và kéo dài.

– Ăn/bú kém cùng với các phản ứng thường gặp như: sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban… kéo dài hơn 1 ngày.

– Nếu bố mẹ không an tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Tìm hiểu thêm: 3 Lưu ý khi tiêm vắc xin HPV cho nam giới

Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em và người lớn

Phụ huynh cần nắm rõ các lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

2.2. Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho người lớn

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, người lớn khi đi tiêm chủng cần thực hiện:

Trước khi tiêm

– Bạn hãy mang theo sổ tiêm chủng của mình.

– Cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân và sức khỏe hiện tại gồm: Các bệnh đã/đang mắc, những loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị đang dùng; Các loại thuốc/vắc xin tiêm thời gian gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm thuốc, tiêm chủng trước đây hoặc những phản ứng, dị ứng đã gặp do nguyên nhân khác.

– Với nữ giới, ngoài thông tin cơ bản như trên, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không hoặc thời gian dự kiến có thai.
Nếu sức khỏe kém, bạn nên có người nhà đi cùng.

Sau khi tiêm

– Ở lại 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu có các biểu hiện bất thường như nôn ói, thở nhanh hoặc ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… hãy báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

– Bạn cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 48h sau khi tiêm. Nếu có biểu hiện sưng, đau vết tiêm hoặc phản ứng khác, bạn cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em và người lớn

>>>>>Xem thêm: Thống kê các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng tuổi

Hãy lắng nghe sự hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo quá trình tiêm diễn ra an toàn, thuận lợi

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được những lưu ý khi thực hiện tiêm chủng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *