Có nhiều kinh nghiệm truyền miệng cho rằng việc mẹ vừa mang thai, vừa cho con bú sẽ không tốt cho cả bé lớn lẫn thai nhi trong bụng. Thực hư thông tin này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Vừa mang thai vừa cho con bú, nỗi lo của nhiều mẹ bầu
Bạn đang đọc: Vừa mang thai vừa cho con bú, nỗi lo của nhiều mẹ bầu
Vừa mang thai vừa cho con bú được không?
Nhiều mẹ bầu lo rằng vừa mang thai vừa cho con bú sẽ kích thích gây ra các cơn co bóp tử cung. tuy nhiên, những cơn co bóp này không đủ để gây sảy thai nếu như thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.
Mẹ bầu có thể cho con bú nếu cơ thể và thai nhi trong bụng hoàn toàn khỏe mạnh.
Khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra hormone oxytocin, có khả năng kích thích co bóp tử cung. Tuy nhiên, lượng hormone này sản sinh ra rất nhỏ, không gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ.
Hormone trong cơ thể mẹ sẽ chuyển vào trong sữa, vậy nó có nguy hiểm cho em bé đang bú không. Câu trả lời là không, bởi hàm lượng của nó cực kỳ nhỏ.
Như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm cho con bú mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi cũng như em bé lớn. Tuy nhiên, những mẹ bầu sau đây được khuyến cáo không cho con bú, đó là:
Những mẹ có nguy cơ đẻ non, sảy thai
Những mẹ mang thai đôi
Những mẹ được khuyến cáo hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang thai
Những mẹ bị chảy máu hoặc đau tử cung.
Ngoài ra, sữa mẹ đến tháng thứ 4 và thứ 5 sẽ bị giảm đi, vì vậy, mẹ có thể cân nhắc đến việc cho bé ăn dặm, cai sữa sớm.
Điều quan trọng nhất khi các mẹ quyết định vừa mang thai, vừa cho con bú là phải đảm bảo một sức khỏe thật tốt để nuôi 2 đứa trẻ. Nếu mẹ bầu quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì mỗi ngày phải bổ sung thêm 650 calo, nếu bé đã ăn được thức ăn ngoài, mẹ cần bổ sung thêm 500 calo/ngày.
Tuy nhiên, khi vừa cho con bú, vừa mang bầu, mẹ sẽ rất vất vả.
Như vậy, nếu muốn, các mẹ bầu hoàn toàn có thể cho con bú khi đang mang thai bởi điều này không làm ảnh hưởng tới em bé trong bụng cũng như bé lớn. Chỉ cần mẹ đảm bảo sức khỏe bản thân thật tốt, đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và 2 con là được.
Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ
Dấu hiệu mang thai khi cho con bú
Nhiều mẹ tin tưởng khi cho con bú sẽ không thể mang thai, nhưng tỷ lệ thành công của biện pháp tránh thai tự nhiên này không phải lúc nào cũng đạt 100%. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy các mẹ dang cho con bú nhưng vẫn mang thai:
Mẹ lúc nào cũng thấy mệt mỏi
Đây là một dấu hiệu mang thai sớm mà dù có cho con bú hay không, mẹ bầu vẫn dễ gặp phải. Do vừa phải nuôi con, vừa có thai nên mẹ sẽ còn mệt mỏi hơn rất nhiều. Sự thay đổi hormone đột ngột khiến mẹ thường xuyên thấy buồn ngủ và háo nước.
Tìm hiểu thêm: Xạ trị ung thư thực quản
Nếu có thể, mẹ nên cân nhắc việc cai sữa sớm.
Tức ngực, đau núm vú
Nhiều mẹ bị nhầm lẫn dấu hiệu này, cho rằng đó là do bé lớn đang bú. Nhưng thực tế, đây là một đấu hiệu mang thai phổ biến khi chị em mang thai.
Bị chuột rút
Đây cũng là một dấu hiệu có thai sớm mà các mẹ bầu cần lưu ý. Tần suất bị chuột rút tăng lên kèm theo xuất huyết âm đạo nhẹ thì mẹ nên đi khám ngay để biết chính xác có phải mình đã mang thai hay không.
>>>>>Xem thêm: Có thai ăn hay uống rau má được không?
Thay đổi hành vi khi bú mẹ
Mang thai khi đang cho con bú có thể được nhận biết thông qua sự thay đổi hành vi bú mẹ của em bé. Do hormone trong cơ thể mẹ thay đổi dẫn đến mùi vị sữa mẹ cũng thay đổi theo. Nếu lượng sữa tiết ra ít dần, bé bỏ bú thì rất có thể mẹ đã có bầu. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể không rõ rệt bởi có những bé rất dễ tính, không phản ứng lại với việc thay đổi mùi vị sữa mẹ.các vấn đề sau sinh
Trên đây là những thông tin về vấn đề mang thai khi cho con bú, hy vọng chúng hữu ích cho các mẹ bầu. Nếu các mẹ còn thắc mắc về chủ đề này, vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.
Tin liên quan
- Ra máu khi mang thai và những dấu hiệu bất thường
- Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không
- Cách sử dụng que thử thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.