Sinh mổ cửa mình có rộng không?

Nhiều chị em đã lựa chọn sinh mổ để tránh cơn đau và sự thay đổi kích thước của “cô bé” sau sinh thường. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Sinh mổ cửa mình có rộng không. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Sinh mổ cửa mình có rộng không?

1. Sinh mổ được hiểu như thế nào?

Sinh mổ (còn được gọi là phẫu thuật cắt hở) là một quá trình phẫu thuật mà bác sĩ sử dụng dao để mở bụng và tử cung của mẹ để đưa thai nhi ra khỏi tử cung. Quá trình này thường được thực hiện khi sinh thông qua đường âm đạo (sinh thường tự nhiên) không được khuyến cáo hoặc không an toàn cho mẹ hoặc thai nhi.

Có hai loại sinh mổ chính:

– Sinh mổ theo yêu cầu: Đây là trường hợp khi phụ nữ hoặc bác sĩ quyết định từ trước sẽ thực hiện sinh mổ dựa trên lý do y tế hoặc lý do cá nhân. Ví dụ, có thể là do mẹ có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, áp xe tĩnh mạch cao, nhiễm trùng HIV hoặc khi có các vấn đề về thai phụ đe dọa sức khỏe như thai lớn, thai xoắn, hoặc vị trí sai của thai nhi.

– Sinh mổ khẩn cấp: Đây là trường hợp khi sinh thường tự nhiên không an toàn hoặc không thực hiện được vì một số vấn đề đe dọa tính mạng của mẹ hoặc thai nhi. Ví dụ, có thể là do sự cạn kiệt oxy trong thai nhi, rối loạn nhịp tim thai, vỡ tử cung, hoặc các vấn đề khác có nguy cơ cao.

Quá trình sinh mổ được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ của một đội ngũ y tế chuyên nghiệp, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và nhân viên y tế. Sinh mổ thông thường được thực hiện dưới tác dụng của gây mê toàn thân, và mẹ được giữ nằm trên bàn phẫu thuật trong suốt quá trình. Sau khi thai nhi được đưa ra khỏi tử cung, mẹ và thai nhi sẽ được chăm sóc và giám sát để đảm bảo an toàn và ổn định.

Việc quyết định liệu có thực hiện sinh mổ hay không là một quyết định quan trọng và phụ thuộc vào tình huống và sự khuyến nghị của bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2. Sinh mổ cửa mình có rộng không?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì trước khi sinh, các mẹ đều trải qua cơn chuyển dạ. Lúc này, âm đạo của mẹ vãn giãn ra đến mức độ nhất định để chuẩn bị cho em bé đi qua. Mức độ giãn nở của âm đạo sẽ phụ thuộc vào gene, số lần sinh, kích cỡ bé, đặc thù khung xương chậu…

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra các hormone như estrogen và relaxin khiến máu lưu thông đến vùng âm đạo nhiều hơn để tạo điều kiện cho việc đẩy bé ra ngoài sau này. Do đó, đến lúc mẹ sinh, cửa mình vẫn mở rộng như bình thường, dù có chọn sinh thường hay sinh mổ.

Sinh mổ cửa mình có rộng không?

Sau sinh mổ, chị em vẫn găp phải tình trạng cửa mình bị rộng như sinh thường.

Khi lên cơn chuyển dạ, mẹ tự khắc có cảm giác muốn rặn bé ra ngoài. Lúc đó, cổ tử cung, tầng sinh môn và âm đạo của mẹ sẽ bị bé thúc vào và bị kéo dãn. Những mẹ đã trải qua nhiều lần sinh nở thì âm đạo cũng bị rộng ra. Những mẹ quan hệ thường xuyên và yêu quá cuồng nhiệt cũng khiến âm đạo bị giãn rộng. Vì vậy, quan niệm sinh mổ thì cửa mình không bị rộng là hoàn toàn sai lầm các mẹ nhé.

2. Cách thu hẹp cửa mình sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cửa mình bị giãn ra, trong đó sinh nở góp phần rất lớn. Các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tình trạng cửa mình bị rộng ngay tại nhà hoặc nhờ đến can thiệp y khoa.

2.1. Các bài tập thu hẹp cửa mình

Nổi tiếng nhất trong số các bài tập thu hẹp cửa mình là tập Kegel. Chị em hoàn toàn có thể tự tập tại nhà mà vẫn đạt được hiệu quả nếu kiên trì.

Sinh mổ cửa mình có rộng không?

Kegel là một bài tập thu hẹp cửa mình hiệu quả cho chị em.

Có rất nhiều cách tập Kegel, đơn giản nhất các mẹ chỉ cần siết cơ âm đạo rồi thả lỏng khoảng 100-200 lần/ngày. Để xác định được cơ âm đạo, các mẹ cho một ngón tay vào bên trong âm đạo, sau đó siết cơ như đang nhịn tiểu. Các mẹ sẽ cảm nhận được ngón tay đang bị kẹp, lúc đó, các cơ âm đạo đang co lại.

Còn một cách tập Kegel nữa là mẹ nằm ngửa trên thảm, 2 chân rộng bằng vai. Sau đó, mẹ từ từ nâng mông lên tạo góc 90 độ với mặt thảm, giữ yên trong 5 giây. Các mẹ hãy kiên trì luyện tập như vậy, sau một thời gian, các cơ quanh vùng kín sẽ hồi phục như thuở còn son rỗi. Nếu còn chưa hình dung được cách luyện tập, chị em hoàn toàn có thể tìm kiếm trên Youtube hoặc nhờ đến sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.2. Thu hẹp cửa mình bằng xông hơi

Bên cạnh tập luyện, còn một biện pháp nữa để khôi phục vùng kín cho các mẹ ngay tại nhà, đó là xông hơ cửa mình. Biện pháp này không chỉ giúp khử khuẩn, tống sản dịch ra khỏi cơ thể mà còn giúp vùng kín trở nên hồng hào, co lại.

Tìm hiểu thêm: Hành trình tìm con suốt 10 năm hiếm muộn ròng rã và cái kết viên mãn

Sinh mổ cửa mình có rộng không?

Chị em cũng có thể thu hẹp cửa mình bằng xông hơi.

Có 2 cách xông hơi vùng kín, cách thứ nhất là dùng lá trầu không cho thêm chút muối biển để nấu nước xông. Các mẹ đổ nước vào một chiếc bô (nước chiếm 1/4 thể tích bô) sau đó ngồi lên để xông cửa mình. Chờ đến khi nước chỉ còn âm ấm (sau khoảng 15-20 phút), mẹ dùng nước đó vệ sinh vùng kín rồi lau khô, thay đồ là được.

Cách thứ 2 là dùng gừng để xông hơi, cũng thực hiện tương tự như làm với lá trầu không. Các mẹ chỉ cần kiên nhẫn thực hiện các biện pháp xông hơ cửa mình này khoảng 2 lần/tuần, làm trong vòng 3 tháng 10 ngày thì cô bé sẽ rất sạch sẽ, nhanh hồi phục, tránh được nhiễm khuẩn.

2.3. Se khít vùng kín bằng phẫu thuật, laser

Đối với các phương pháp phẫu thuật se khít vùng kín, chị em sẽ được bác sĩ cắt bớt phần niêm mạc bị giãn rộng và khâu cho vùng kín hẹp lại. Phương pháp này hiện được nhiều bệnh viện, thẩm mỹ viện thực hiện. Ngoài ra, còn có biện pháp can thiệp bằng laser mà chị em có thể tham khảo.

Sinh mổ cửa mình có rộng không?

>>>>>Xem thêm: 4 phương pháp điều trị nhân xơ tử cung 20mm hiệu quả nhất

Hoặc nhờ sự can thiệp y khoa để cửa mình hẹp lại

Đối với những biện pháp làm đẹp này, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sinh mổ cửa mình có rộng không này, chị em hãy liên hệ trực tiếp đến Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *