Viêm tủy răng là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Điều trị tủy là kỹ thuật làm sạch tủy răng bị viêm nhiễm nhằm bảo toàn các mô răng khỏe mạnh. Do đó, khi bị viêm tủy răng, các bác sĩ thường chỉ định mọi người điều trị tủy sớm để ngăn ngừa nguy cơ phải nhổ bỏ răng. Vậy khi nào cần điều trị tủy răng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Khi nào cần điều trị tủy răng triệt để?
1. Điều trị tủy răng là gì?
Tủy răng là tổ chức nằm sâu trong răng, bao gồm các dây thần kinh, mạch máu và được ngà răng, men răng bao bọc bảo vệ. Chức năng của tủy răng là nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho hàm răng. Tủy răng dễ dàng bị viêm nhiễm nếu răng bị chấn thương dẫn đến hở tủy, viêm chân răng hoặc sâu răng nặng… Vi khuẩn, vi sinh vật có hại khi mọi người vệ sinh răng miệng kém khoa học, mắc bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân… là tác nhân chính khiến tủy răng bị tấn công và viêm nhiễm.
Tủy răng bị bệnh là tủy răng đã “chết”, không thể tự phục hồi và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gặp biến chứng:
– Áp xe quanh răng
– Răng suy yếu
– Mẩ răng
– Viêm xương hàm
– Nhiễm trùng huyết…
Bởi vậy, điều trị tủy răng là giải pháp thường được các bác sĩ chỉ định để khắc phục tình trạng tủy bị viêm nhiễm. Điều trị tủy răng là kỹ thuật loại bỏ mô tủy bị bệnh và phục hình để bảo toàn chức năng lẫn thẩm mỹ cho răng.
Điều trị tủy răng là kỹ thuật khắc phục tình trạng tủy bị viêm nhiễm do vi khuẩn có hại gây ra
2. Kỹ thuật điều trị tủy răng
Tủy bị viêm nhiễm không thể tự phục hồi nên cần được điều trị kịp thời để tránh lan sang các mô răng khỏe mạnh và các răng khác. Phương pháp thường được áp dụng nhất chính là hàn trám ống tủy.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mở ống tủy, làm sạch phần tủy bị viêm và trám bít ống tủy bằng một số chất liệu đặc biệt. Sau khi hàn trám tủy, răng gần như được phục hồi như ban đầu, có thể ăn nhai bình thường và đảm bảo thẩm mỹ.
Tuy nhiên, hàn trám chỉ áp dụng trong trường hợp viêm tủy chưa làm tổn thương quá nhiều tới mô răng khỏe mạnh và chân răng vững chắc. Nếu chân răng suy yếu, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng tới xương hàm và các răng khác trong cung hàm.
Phương pháp thường được áp dụng để chữa tuỷ chính là hàn trám ống tủy
3. Khi nào cần điều trị tủy răng?
Kỹ thuật điều trị tủy được thực hiện trong trường hợp răng, tủy răng bị tổn thương do:
– Sâu răng độ 3-4
– Chấn thương gây hở tủy
– Viêm chân răng nhẹ
– Viêm tủy răng nhẹ…
Các triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết khi bị viêm tủy răng chính là cảm giác đau nhức, sưng và đỏ tấy ở nướu. Ngoài ra, răng có thể bị ngả màu, ố vàng và có mùi khó chịu trong khoang miệng. Thân răng có thể còn nguyên vẹn khi tủy răng chết, loại bỏ các mô bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ cấu trúc răng.
Để biết bản thân có nên điều trị tủy răng hay không, mọi người cần tới nha khoa để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng để có thể xác định mức độ phù hợp, tỷ lệ hiệu quả khi tiến hành điều trị tủy.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp thông tắc vòi trứng chị em nên biết
Khi nào cần điều trị tủy răng theo bác sĩ nha khoa là khi tủy bị viêm nhiễm do sâu, chấn thương hở tủy…
4. Chữa tủy răng có đau không?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, điều trị tủy răng được áp dụng bằng rất nhiều công nghệ tiến tiến. Nhờ đó, quá trình điều trị tủy không chỉ diễn ra nhanh chóng mà còn rất nhẹ nhàng, an toàn với sức khỏe của mọi người.
Trong quá trình điều trị tủy, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để mọi người luôn cảm thấy thoải mái khi bác sĩ thao tác. Sau khoảng vài giờ đồng hồ hàn trám tủy răng, mọi người có thể cảm thấy hơi ê buốt nhẹ. Đây là các triệu chứng rất bình thường và có thể tự phục hồi một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, mọi người cần lựa chọn thực hiện điều trị tủy tại cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn cho bản thân. Đồng thời, tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc (nếu có) và chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học sau khi hàn trám răng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới
Điều trị tủy được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao tại nha khoa uy tín sẽ không gây đau, biến chứng
Như vậy, bài viết đã giúp bạn có thể nắm bắt được thời điểm cần phải điều trị tủy răng kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất, bảo toàn sức khỏe răng miệng tối đa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.