Bị trĩ sau khi sinh con không phải là một vấn đề nghiêm trọng và có thể chữa khỏi bằng một vài biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên khi bị trĩ, cuộc sống của các mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng, nhất là với những người mới sinh xong và đang trong thời gian ở cữ.
10/12/2018 | Sinh mổ cửa mình có rộng không
Bạn đang đọc: Bị trĩ sau khi sinh con điều trị như thế nào?
10/12/2018 | Sinh mổ có cần hơ cửa mình không
10/12/2018 | Vừa mang thai vừa cho con bú, nỗi lo của nhiều mẹ bầu
1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau khi sinh con
Bệnh trĩ là những búi tĩnh mạch giãn, tức là tĩnh mạch trở nên phình to và bị ứ máu. Những tĩnh mạch này ở vùng trực tràng và thay đổi nhiều về kích thước từ nhỏ đến lớn, có hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy từng người mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, trong một vài trường hợp sau khi đi đại tiện mẹ bầu có thể bị chảy máu từ búi trĩ này
Bị trĩ sau sinh con là một trong những hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải
Với những mẹ bầu sau khi sinh bị trĩ là kết quả của việc tăng sức nặng lên vùng đáy chậu ở vài tháng trước, trong và sau khi sinh. Vì bạn đang mang trong mình một em bé nặng khoảng 3kg. Tĩnh mạch trên cơ thể giống như một cái van giúp đẩy máu về tim, khi những tĩnh mạch này trở nên yếu đi, chúng sẽ bị ứ máu và căng phồng lên. Các tĩnh mạch này bị đẩy ra ngoài trong quá trình rặn đẻ từ đó bạn có thể bị trĩ sau sinh
Ngoài ra, những hoocmon trong cơ thể người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự hình thành trĩ, mẹ bầu có nồng độ progesterone cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ngày càng bị ứ máu.
Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị trĩ sau sinh đó là tình trạng táo bón. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu cần nhiều áp lực để tống chất thải ra ngoài, tăng áp lực để thải ra ngoài, tăng áp lực lên búi trĩ và bạn sẽ không muốn đi đại tiện, khi đó phân sẽ bị ứ lại, ngày càng cứng hơn và sẽ bị táo bón nặng hơn.
>> Tìm hiểu: Cách trị táo bón sau sinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu bị trĩ sau khi sinh
2. Cách điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu sau sinh
Hầu hết những trường hợp bị trĩ sau sinh đều không phải can thiệp bằng những biểu pháp phẫu thuật mà khối trĩ sẽ tự tiêu sau một thời gian nếu biết cách chăm sóc và thay đổi chế độ sinh hoạt. Trong thời gian chờ đợi bệnh trĩ thuyên giảm, có một số lưu ý giúp các mẹ bầu giảm đau:
- Tránh ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hãy nằm khi cho con bú, đọc sách hay xem TV
- Để giảm đau tạm thời, các mẹ bầu có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen, ngay cả khi đang cho con bú. Tuy nhiên, các mẹ phải dùng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin khi đang cho em bé bú.
- Chườm đá lên khu vực bị sưng đau nhiều lần trong ngày có thể giúp các mẹ giảm bớt khó chịu
- Ngâm vùng dưới của bạn vào trong nước âm 10 phút mỗi ngày có cũng thể giúp mẹ giảm đau. Hoặc các mẹ có thể dùng biện pháp nóng lạnh xen kẽ, chườm đá sau đó ngâm nước nóng.
- Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm và không có mùi để hạn chế gây kích ứng các loại khác.
- Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm tư vấn của các bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng để giảm đau đớn khi đi vệ sinh, tuy nhiên những loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, vì sử dụng lâu dài sẽ bị gây viêm nhiễm khi đang có trĩ.
Tìm hiểu thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 và những điều cần biết
Uống đủ nước mỗi ngày là một trong những cách giúp mẹ bầu giảm đau khi bị trĩ
3. Bị trĩ sau sinh, làm thế nào để nhanh khỏi?
Những thói quen lành mạnh có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, muốn vậy trước tiên bạn cần phải duy trì những thói quen dưới đây:
- Ăn các loại trái cây, rau củ quả giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và đậu
- Uống đủ nước 8-10 ly nước mỗi ngày
- Tập thể dục thường xuyên dù chỉ là đi bộ, bên cạnh đó những bài tập Kegel hàng ngày cũng sẽ giúp tăng cường các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo để phục hồi vùng kín sau sinh
- Tuyệt đối không được nhịn đi vệ sinh, việc chờ đợi có thể khiến phân bị khô và khó đi hơn, ngoài ra không nên dùng sức rặn khi đi vệ sinh, vì như vậy có thể khiến bạn bị đau đơn và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Kiểm tra chức năng tuyến giáp
Thăm khám bác sĩ khi thấy có những dấu hiệu bất thường, từ đó có hướng xử trí kịp thời
Các mẹ bầu cũng cần phải lưu ý, sau một thời gian dài chăm sóc tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bị chảy máu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy khối trĩ ngày càng cứng và đau hơn thì rất có thể bên trong đã hình thành huyết khối, lúc này sẽ cần phải sử dụng đến những thủ thuật can thiệp, thậm chí phẫu thuật để loại bỏ khối trĩ.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng có giúp các mẹ bầu biết cách khắc phục bệnh trĩ sau khi sinh con sao cho hiệu quả nhất. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quạ hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.các vấn đề sau sinh
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.