Điều trị tủy răng có nên bọc sứ không là thắc mắc của rất nhiều người khi tới khám và điều trị viêm tủy răng tại Thu Cúc TCI. Trên thực tế, bọc sứ mang tới rất nhiều lợi ích trong việc đảm bảo chức năng và phục hình thẩm mỹ cho răng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Điều trị tủy răng có nên bọc sứ không?
1. Vì sao cần phải điều trị tủy?
Tủy răng là một phần quan trọng của răng, đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác nên mọi người có thể cảm nhận được nóng, lạnh… khi ăn uống. Tủy răng nằm trong buồng tủy ở sâu trong thân và chân răng và được men răng, ngà răng bảo vệ. Đây là một tổ chức đặc biệt, bao gồm mạch máu và hệ thống dây thần kinh, dễ dàng bị tổn thương và không thể phục hồi được.
Viêm tủy răng hình thành do rất nhiều yếu tố tác động như chấn thương hở tủy, sâu răng, viêm nha chu nặng… Răng bị viêm tủy thường rất yếu, dễ lung lay và hư hỏng nếu không có biện pháp khắc phục.
Do vậy, các bác sĩ thường khuyến khích mọi người nên điều trị tủy cho răng sớm để có thể bảo toàn các mô lành, giúp khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho răng. Nếu như trước đây răng bị viêm tủy thường phải nhổ bỏ thì kỹ thuật hàn trám ra đời đã giúp cho việc điều trị tủy răng diễn ra dễ dàng hơn.
Với phương pháp hàn trám, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tủy bị viêm và làm sạch buồng tủy để đảm bảo không còn vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, bác sĩ tiến hành trám ống tủy bằng các vật liệu đặc biệt, có thể đảm bảo khả năng ăn nhai như răng khỏe mạnh. Cuối cùng, hàn kín chất trám để chúng cố định trong răng, giúp khôi phục thẩm mỹ cho răng sau khi điều trị.
Tủy răng bị viêm không thể tự phục hồi, nguy cơ mất răng cao nên cần được điều trị tủy kịp thời
2. Điều trị tủy răng có nên bọc sứ không?
Những răng bị sâu, chấn thương gây sứt mẻ lớn… thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi bị viêm tủy. Chỉ có điều trị tủy mới giải quyết được tình trạng này, giúp bảo toàn răng tốt hơn.
Tuy nhiên, răng sau khi chữa tủy thường trở nên giòn, dễ vỡ, đặc biệt là các răng bị mất mô nhiều. Vì vậy, các bác sĩ sẽ khuyến cáo mọi người bọc sứ để duy trì độ bền chắc cho răng. Bọc răng sứ không phải là phương án bắt buộc sau khi điều trị tủy. Nhưng phương pháp này lại thường được mọi người lựa chọn để đảm bảo tuổi thọ cho răng. Mão sứ thường được chế tác từ các chất liệu cao cấp, có độ chắc chắn vượt trội. Răng bọc sứ đảm bảo khả năng ăn nhai tốt và duy trì thẩm mỹ lâu bền cho răng.
Để biết bản thân có cần thiết phải bọc sứ sau khi điều trị tủy hay không, mọi người cần liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Việc bọc sứ phục hình cần được thực hiện khi có sự thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng, mức độ phù hợp và hiệu quả sau khi bọc sứ.
Điều trị tủy răng có nên bọc sứ không cần được đánh giá trên rất nhiều yếu tố
3. Quy trình bọc sứ cho răng chữa tủy
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng phổ biến thường được thực hiện tại các cơ sở nha khoa. Bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị hiện đại khi có nhu cầu bọc sứ cho răng chữa tủy để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Quy trình bọc sứ cho răng điều trị tủy thường được thực hiện với các công đoạn như sau:
– Thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả sau khi bọc sứ.
– Làm sạch khoang miệng kỹ lưỡng để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm trong khi tiến hành bọc sứ.
– Gây tê cục bộ để giảm cảm giác khó chịu, ê buốt cho người bệnh trong khi bác sĩ thao tác.
– Mài cùi răng với kích thước phù hợp để tạo không gian gắn mão sứ lên trên. Răng gắn mão sứ cần phải được hàn trám hốc tủy kỹ lưỡng để tạo độ chắc chắn cho răng.
– Lấy dấu hàm để chế tác mão sứ phù hợp với kích thước, hình dạng, màu sắc… của răng nhằm đảm bảo thẩm mỹ sau khi bọc sứ.
– Lắp mão sứ lên cùi răng và gắn cố định bằng keo dán nha khoa, đồng thời bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí cho phù hợp để đảm bảo khả năng ăn nhai, thẩm mỹ cho răng.
– Kết thúc quá trình bọc sứ, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng và tái khám định kỳ.
Tìm hiểu thêm: 4 Thông tin quan trọng về điều trị bệnh ung thư dạ dày
Bọc sứ nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn với quy trình cụ thể, rõ ràng
4. Chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Răng sau khi bọc sứ cần được chăm sóc khoa học để có thể kéo dài tuổi thọ và độ chắc khỏe vượt trội. Bạn cần:
– Đánh răng mỗi ngày, từ 2-3 lần sau khi ăn, sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, mỗi lần chải răng kéo dài không quá 3 phút.
– Chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài để làm sạch triệt để bề mặt răng.
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kỹ răng bởi vị trí này thường khó làm sạch bằng bàn chải thông thường.
– Làm sạch cả mặt lưỡi bởi đây là bộ phận vi khuẩn dễ dàng trú ngụ và thường bị bỏ qua khi vệ sinh răng miệng.
– Sử dụng kem đánh răng có lượng Flour vừa phải theo khuyến cáo của các tổ chức nha khoa để ngăn ngừa sâu răng.
– Súc miệng sau khi chải răng hoặc sau khi ăn để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
– Ăn những thực phẩm lành mạnh, tươi xanh, dễ nhai, dễ tiêu hóa như cháo, súp, rau củ… trong thời gian đầu sau khi bọc sứ.
– Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm quá dai cứng, tính axit cao, nhiều dầu mỡ…
– Khám răng miệng định kỳ và lấy cao răng từ 3-6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Mắc bệnh ung thư thực quản sống được bao lâu?
Thăm khám sức khỏe răng miệng thương xuyên sau khi bọc sứ theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa
Điều trị tủy có nên bọc răng sứ hay không cần có sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, đánh giá mức độ phù hợp. Bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín, lắng nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên môn để có thể lựa chọn cho bản thân giải pháp tối ưu nhất trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.