“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Nếu bạn bị sâu răng và đang phải đánh vật với nỗi khốn khổ lớn thứ hai của nhân loại, đọc bài viết để biết 4 cách chữa đau răng sâu tại nhà. Các nguyên liệu được sử dụng để chữa răng sâu đau trong cả 4 cách đều quen thuộc và có thể tìm thấy ngay trong bếp nhà bạn.
Bạn đang đọc: Bỏ túi lập tức: 4 cách chữa đau răng sâu tại nhà
1. Các phương pháp dân gian chữa đau răng sâu tức thì
1.1. Giảm đau răng sâu bằng dưa chuột
Dưa chuột là thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của mọi người Việt. Không chỉ dồi dào Vitamin A, B, C và khoáng chất, dưa chuột còn có tính làm mát, rất hữu ích trong việc giảm nhanh các cơn nhức nhối nói chung và cơn nhức nhối ở răng nói riêng.
Để giảm đau răng bằng dưa chuột, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Thái dưa chuột thành lát rồi đắp trực tiếp lát dưa chuột lên vùng răng đau, giữ nguyên 1 – 2 phút, sau đó đổi sang lát mới. Tổng số lát dưa chuột bạn cần đắp là 4 – 5 lát.
Cách 2: Giã nát dưa chuột cùng một ít muối tinh. Đắp hỗn hợp thu được lên vùng răng đau và giữ nguyên trong 2 – 3 phút.
Để tăng cường hiệu quả của phương pháp này, trữ dưa chuột trong tủ lạnh trước khi thực hiện.
1.2. Giảm đau răng sâu bằng dầu đinh hương
Chứa Eugenol (một hợp chất gây tê tự nhiên có nguồn gốc từ quần đảo Maluku, Indonesia) và nhiều chất chống oxy hóa, dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả.
Chính vì vậy, một trong những cách chữa đau răng sâu tại nhà mà bạn có thể sử dụng là: Ngậm chặt tại vùng răng đau một miếng bông tẩm đẫm dầu đinh hương, trong 10 – 15 phút; 2 – 3 lần/ngày.
Nếu không có dầu đinh hương, bạn có thể nhai trực tiếp đinh hương khô tại vùng răng đau rồi giữ nguyên khoảng 30 phút.
Tuy nhiên, dầu đinh hương sử dụng nên là dầu đinh hương nguyên chất và bạn đừng lạm dụng cách này, cũng như đừng nuốt dầu đinh hương/đinh hương khô, vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa.
Dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả.
1.3. Giảm đau răng sâu bằng tỏi
Không chỉ được dùng như một loại gia vị, từ lâu, tỏi đã được các chuyên gia sử dụng rộng rãi cho mục đích y học. Nhờ hoạt chất Allicin – một hoạt chất có khả năng hạn chế viêm nhiễm và kháng khuẩn mạnh, tỏi có thể xoa dịu những cơn đau răng một cách vô cùng hiệu quả.
Cách sử dụng tỏi để chữa răng sâu đau: Bóc vỏ, rửa sạch 1 – 2 tép tỏi tươi rồi giã nhuyễn chúng với một ít muối tinh. Đắp hỗn hợp thu được lên vùng răng đau, giữ nguyên 2 – 3 phút.
1.4. Giảm đau răng sâu bằng hạt cau
Cách này được thực hiện như sau: Thái lát 500gr hạt cau rồi đem phơi khô. Sau khi hạt cau thái lát được khô, đem ngâm với 1l rượu trong 15 – 20 ngày. Tiếp theo, sử dụng bông thấm đẫm rượu hạt cau, chấm trực tiếp lên vùng răng đau, 2 – 3 lần/ngày.
Phía trên là 4 phương pháp chữa đau răng sâu tại nhà. Tuy nhiên, mặc dù thực sự có thể giúp bạn vượt qua khổ ai, chúng vẫn chỉ là những phương pháp tạm thời. Khi bạn đau răng sâu, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín để giải quyết tận gốc vấn đề. Răng sâu đau dữ dội là dấu hiệu bệnh lý sâu răng đã bước vào giai đoạn 3 hoặc 4 (Bệnh lý sâu răng có 4 giai đoạn phát triển), tức là giai đoạn nặng. Ở giai đoạn này, nếu bạn lạm dụng các phương pháp dân gian, chậm trễ thăm khám trực tiếp với nha sĩ, nguy cơ bạn phải đối diện với một hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm sau đây là rất lớn.
2. 4 biến chứng tai hại của bệnh lý sâu răng
2.1. Viêm xương hàm
Đây là biến chứng xảy ra khi men răng và ngà răng đã hoàn toàn tiêu biến còn tủy răng đã viêm nhiễm trầm trọng và hoại tử một phần. Cụ thể, khi này, dịch tủy viêm nhiễm, hoại tử chứa mầm bệnh di chuyển qua ống tủy và lỗ chân răng, gây tổn thương chân răng và các vùng xung quanh. Nếu bạn chỉ cố gắng lãng quên vấn đề thực sự bằng 4 phương pháp trên, các tổn thương này sẽ phát triển tiêu cực theo thời gian, cuối cùng chúng xói mòn cấu trúc nâng đỡ răng, làm xương hàm viêm nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Những điều chị em cần biết về thai ngoài tử cung
Viêm xương hàm xảy ra khi men răng và ngà răng đã tiêu biến, tủy răng đã hoại tử một phần
2.1. Viêm nướu
Ngược lại với trường hợp trên, đây là biến chứng xảy ra khi dịch tủy chứa mầm bệnh không thể thoát ra ngoài và chân răng trở thành nơi khu trú của chúng. Tại nơi khu trú này, chúng tạo ra các u, hạt, nang chân răng mà sau này phát triển thành các ổ mủ trên nướu, gây viêm nướu.
2.3. Rụng răng
Khi cấu trúc nâng đỡ răng đã hoàn toàn xói mòn, mầm bệnh tiếp tục tấn công hệ thống mạch máu xung quanh răng với mục đích tiêu diệt hoàn toàn hệ thống này, cô lập răng với nguồn dinh dưỡng cần thiết. Nếu hệ thống mạch máu này thực sự bị tiêu diệt, theo thời gian, răng sẽ xỉn màu và rụng.
2.4. Nhiều bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
Nếu bạn nghĩ hệ thống mạch máu nuôi dưỡng răng là mục tiêu cuối cùng của mầm bệnh thì bạn đã nhầm. Mầm bệnh không dừng lại mà tiếp tục xâm nhập theo đường máu đến các cơ quan khác trong cơ thể và hủy hoại chúng, các cơ quan có nguy cơ cao nhất là tim và phổi. Bên cạnh đó, vì răng và hàm trong trường hợp này đã yếu đến mức chức năng nghiền thức ăn không còn được đảm bảo, hệ tiêu hóa vô hình chung cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn có thể bị ảnh hưởng do mầm bệnh theo thức ăn, di chuyển xuống dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị u nang buồng trứng
Đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt sớm, trước khi các biến chứng nguy hiểm xảy ra
Nếu bạn bị sâu răng và đang khổ sở vì những cơn đau nhưng lại chưa thể sắp xếp được thời gian để đến các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt, hãy sử dụng 4 cách chữa đau răng sâu tại nhà để tạm thời cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đừng để tình trạng “chưa thể sắp xếp được thời gian” diễn ra quá lâu. Đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt sớm nhất, trước khi các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.