Sâu răng uống thuốc gì? – 7 sự lựa chọn an toàn, hiệu quả

Sâu răng uống thuốc gì để nhanh chóng không còn đau? Sử dụng những thuốc ấy có phải là phương pháp hiệu quả nhất để đối phó với sâu răng? Bài viết này chia sẻ với bạn câu trả lời chi tiết cho 2 câu hỏi ấy. Đọc ngay để luôn sở hữu một hàm răng chắc khỏe, một nụ cười rạng rỡ.

Bạn đang đọc: Sâu răng uống thuốc gì? – 7 sự lựa chọn an toàn, hiệu quả

Tùy tình trạng sâu răng và cơ địa của mỗi người, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại mang tính chất THAM KHẢO:

1. Franrogyl

Franrogyl có dạng viên nén, được bào chế từ: Spiramycin, Metronidazol, Titan Dioxid, Erythrocin Lake kết hợp với một số tá dược khác. Thuốc được chỉ định rộng rãi trong giảm đau răng sâu, giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở mọi khu vực thuộc khoang miệng (răng, lợi, nướu, nha chu,…).

Liều dùng:

Người trưởng thành: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 2 – 3 lần
Trẻ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần
Trẻ 6 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần

Lưu ý: Trẻ dưới 6 tuổi và người dị ứng với một số thành phần của thuốc không được dùng Franrogyl. Chỉ uống sau bữa ăn 30 phút.

Sâu răng uống thuốc gì? – 7 sự lựa chọn an toàn, hiệu quả

Franrogyl được chỉ định rộng rãi trong giảm đau răng sâu

2. Paracetamol

Nếu bạn đang băn khoăn “Sâu răng uống thuốc gì để khỏi đau nhanh chóng”, hãy tham khảo Paracetamol. Đây là thuốc không kê đơn có thể sử dụng để giảm triệu chứng đau do nhiều bệnh lý gây ra, trong đó có đau do sâu răng. Thuốc tác dụng nhanh đối với các trường hợp đau vừa và nhẹ. Ngoài ra, triệu chứng nóng sốt do viêm nhiễm cũng có thể được điều trị tức thời bằng thuốc này.

Liều dùng:

Người trưởng thành: Uống 325 – 650 mg mỗi 4 – 6 tiếng.
Trẻ nhỏ: Uống đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai và người bị dị ứng với một số thành phần của thuốc cần thận trọng khi sử dụng. Không uống liên tục 5 ngày đối với trẻ nhỏ và 10 ngày đối với người trưởng thành khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Người sâu răng sử dụng Paracetamol có thể gặp tác dụng phụ: Buồn nôn, rối loạn tạo máu, nhiễm độc thận, nổi mề đay,…

3. Alaxan

Là sự kết hợp giữa Paracetamol và Ibuprofen, Alaxan giúp người sâu răng thoát đau thần tốc. Thuốc cũng thường được chỉ định trong những ca đau đầu, đau cơ, đau xương khớp và nhiều chứng đau khác trên cơ thể.

Liều dùng: 1 viên/lần, không uống 2 lần liên tiếp trong vòng 6 giờ.

Lưu ý: Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, người trưởng thành dị ứng với một số thành phần của thuốc hoặc có tiền sử co thắt phế quản, viêm loét dạ dày, suy tim, suy giảm chức năng gan – thận, thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ không được uống Alaxan.

Tìm hiểu thêm: Đau bụng dưới bên trái ở nam

Sâu răng uống thuốc gì? – 7 sự lựa chọn an toàn, hiệu quả

Alaxan giúp người sâu răng thoát đau thần tốc

4. Rodogyl

Chứa hoạt chất kháng sinh Metronidazole và Spiramycin, Rodogyl thường xuyên được chỉ định trong điều trị đau do sâu răng hoặc viêm nha chu. Thuốc diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm, từ đó loại bỏ các cơn đau hiệu quả.

Liều dùng:

Người trưởng thành: 2 viên mỗi lần, ngày uống 2 – 3 lần
Trẻ 10 – 15 tuổi: 1 viên mỗi lần, ngày uống 3 lần
Trẻ 6 – 10 tuổi: 1 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần

Lưu ý: Rodogyl tuyệt đối không được sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và người trưởng thành không dung nạp Gluten hoặc quá mẫn với các thành phần của thuốc. Đối với phụ nữ có thai và người đang cho con bú, không uống Rodogyl bừa bãi.

5. Acetaminophen

Tương tự Paracetamol và Alaxan, Acetaminophen được dùng nhiều trong giảm đau các bệnh lý răng miệng, trong đó có đau răng sâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống Acetaminophen để giảm sốt, đau đầu, đau cơ xương khớp,…

Liều dùng:

– Người trưởng thành:
Viên sủi/thuốc bột/siro: 325mg – 1g/lần, uống nhắc sau mỗi 4 – 6 tiếng
Viên nén: 1300mg/lần, uống nhắc sau mỗi 8 tiếng
– Trẻ nhỏ: Phải được uống theo hướng dẫn của bác sĩ, liều dùng phụ thuộc cân nặng của trẻ.

Lưu ý: Một số tác dụng phụ của Acetaminophen: Đi ngoài phân đen hoặc phân lẫn máu, nước tiểu đục, nổi mề đay, bầm tím da, vàng da… Người dị ứng với Acetaminophen, mắc bệnh suy gan, suy thận, phenylceton niệu hoặc đang mang thai không được uống thuốc này.

6. Dorogyne

Dorogyne do Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco sản xuất, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, cắt nhanh cơn đau khởi phát từ nhiều bệnh lý răng miệng cấp và mạn tính như viêm miệng, viêm quanh cuống răng, viêm nha chu, viêm dưới hàm,…

Liều dùng:

Người trưởng thành: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 4 – 6 viên
Trẻ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 viên
Trẻ 5 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 viên

Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai và người dị ứng với thành phần thuốc.

Sâu răng uống thuốc gì? – 7 sự lựa chọn an toàn, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy?

Dorogyne ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cắt nhanh cơn đau răng sâu

7. Naphacogyl

Naphacogyl là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, chứa Acetyl Spiramycin và Metronidazol, Naphacogyl chủ yếu được sử dụng để khắc phục tình trạng đau răng do sâu và nhiễm trùng nướu. Thuốc cũng được chỉ định để chống nhiễm trùng trong một số trường hợp hậu phẫu thuật răng miệng. Bạn chưa biết sâu răng uống thuốc gì cho đỡ đau? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Naphacogyl.

Liều dùng:

Người trưởng thành: Ngày uống 4 – 6 viên tương ứng với 2 – 3 lần.
Trẻ 10 – 15 tuổi: Ngày uống 3 viên chia thành 3 lần
Trẻ 5 – 10 tuổi: Ngày uống 2 viên chia thành 2 lần

Lưu ý: Thuốc mang đến một số tác dụng phụ, như: Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, phát ban, giảm bạch cầu tạm thời, có vị kim loại trong miệng,…, người sâu răng cần uống thuốc trong bữa ăn để giảm các tác dụng phụ này.

Sâu răng uống thuốc gì? Uống một trong 7 thuốc trên, nỗi thống khổ vì đau răng sâu sẽ nhanh chóng kết thúc. Tuy nhiên, bạn phải ghi nhớ 2 vấn đề vô cùng quan trọng sau:

– Bạn chỉ được uống khi bác sĩ chỉ định.
– Đây không phải là phương pháp điều trị đau răng sâu triệt để. Cơn đau sẽ trở lại khi thuốc hết tác dụng. Nếu phụ thuộc vào chúng và chần chừ không chữa răng sâu, bạn có thể gặp phải một trong những biến chứng sau: Viêm xương ổ răng, viêm xương hàm, rụng răng, tử vong,…

Để tình trạng sâu răng được kiểm soát hiệu quả vĩnh viễn, đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám và điều trị, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *