Cẩm nang toàn diện chăm sóc răng bị ê buốt

Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là một tình trạng răng miệng khá phổ biến ở người Việt Nam. Mặc dù ít khi là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm, ê buốt răng vẫn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vậy, chăm sóc răng bị ê buốt như thế nào để sớm cải thiện được tình trạng ấy? Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ câu trả lời với bạn trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Cẩm nang toàn diện chăm sóc răng bị ê buốt

1. Nguyên nhân gây ê buốt răng

Răng gồm ba lớp: Men, ngà và tủy. Trong đó, lớp men có nhiệm vụ bảo vệ lớp ngà, nơi có hàng ngàn ống ngà liên kết với dây thần kinh ở tủy răng. Khi men răng bị tổn thương (mòn, nứt, mẻ), một phần lớp ngà không còn được bao bọc. Nếu bạn ăn/uống đồ nóng/lanh/chứa acid, lớp ngà lộ thiên sẽ tiếp xúc trực tiếp và dẫn truyền tính chất của những đồ ăn thức uống này đến dây thần kinh. Lúc này, dây thần kinh bị kích thích, sẽ tạo ra cảm giác đau buốt, ê ẩm. Ngà ở chân răng không được bảo vệ bởi men mà được bảo vệ bởi nướu. Nướu bị tụt, bạn cũng sẽ bị ê buốt răng theo cơ chế tương tự.

2. Cách chăm sóc răng bị ê buốt

Để chăm sóc răng bị ê buốt hiệu quả, tốt nhất là bạn nên cố gắng hạn chế và cải thiện tình trạng mòn men răng và tụt nướu.

2.1. Vệ sinh răng đúng cách

Vệ sinh răng sai cách là một trong những nguyên nhân gây mòn men răng và tụt nướu. Cách vệ sinh răng đúng mà bạn cần áp dụng là:

– Bước 1: Súc miệng
– Bước 2: Làm ướt bàn chải rồi lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ
– Bước 3 – Vệ sinh răng cửa: Bàn chải đặt ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đảm bảo lông bàn chải tiếp xúc với cả nướu cả răng. Chải nhẹ nhàng từ trên xuống và từ dưới lên hoặc chải vòng tròn. Áp dụng với cả mặt ngoài và mặt trong của răng.
– Bước 4 – Vệ sinh răng hàm: Đặt bàn chải song song với mặt nhai của răng. Chải từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.
– Bước 5: Súc miệng lần nữa để loại bỏ kem đánh răng

Cẩm nang toàn diện chăm sóc răng bị ê buốt

Vệ sinh răng sai cách là một trong những nguyên nhân gây mòn men răng và tụt nướu

Một số lưu ý khác:
– Để răng sạch, cần đánh khoảng 2 – 3 phút
– Chọn bàn chải lông mềm.
– Chọn kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt: Tránh những loại chứa hóa chất độc hại (Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,…), ưu tiên kem đánh răng dược liệu của một số nhãn hiệu sau: Sensodyne, Oral B Sensitive, Colgate Pro-relief, Ngọc Châu,…

2.2. Hạn chế dung nạp đồ ăn thức uống có tính acid

Đồ ăn thức uống có tính acid không chỉ khiến cơn ê buốt răng ập tới tức thì mà còn làm tình trạng răng hư tổn men trở nên trầm trọng. Theo đó, 6 nhóm thực phẩm có tính acid bạn nên tránh tối đa là:

– Đồ ăn: Thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chiên rán (sữa, sữa chua, phô mai, bơ, thịt mỡ, hạt điều, hạt óc chó, khoai tây chiên,…), ngũ cốc chế biến (gạo, ngô, lúa mì,…), trái cây họ cam quýt, bạc hà, cà chua, tỏi, hành tây, gia vị và các loại sốt.
– Thức uống: Nước ngọt có gas, đồ uống chứa caffein, rượu.

2.3. Ngừng nghiến răng

Ngoài vệ sinh răng sai cách và thực phẩm có tính acid, men răng cũng có thể bị mòn vì nghiến răng. Nếu nghiến răng là biểu hiện của các vấn đề tâm lý hoặc chứng nghiến răng khi ngủ, bạn cần thăm khám với chuyên gia. Còn trường hợp nghiến răng là một thói quen, hãy chủ động từ bỏ nó.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu cảnh báo người phụ nữ đã bị ung thư cổ tử cung

Cẩm nang toàn diện chăm sóc răng bị ê buốt

Men răng cũng có thể bị mòn vì nghiến răng

2.4. Sử dụng florua

Có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans (Streptococcus mutans chuyển hóa đường thành acid. Acid là tác nhân hủy hoại men răng) và tái khoáng men răng, florua giúp cải thiện đáng kể tình trạng răng ê buốt. Theo đó, bạn có thể chấm florua lỏng vào các khu vực nhạy cảm của răng.

2.5. Thăm khám với chuyên gia

Đôi khi, răng ê buốt là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý răng miệng, như: Teo rút nướu tự nhiên (phát sinh ở những người trên 40 tuổi), bệnh nướu răng, nứt răng (hoặc nứt vết trám răng). Những bệnh lý này có thể biến chứng đến viêm xương ổ răng, viêm xương hàm, rụng răng,… nếu điều trị chậm trễ. Chính vì vậy, ngoài áp dụng các lưu ý trong chăm sóc răng ê buốt phía trên, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và điều trị tận gốc vấn đề, ngăn chặn biến chứng đáng tiếc.

Cẩm nang toàn diện chăm sóc răng bị ê buốt

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bệnh ung thư xương phổ biến nhất

Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và điều trị tận gốc vấn đề

Phía trên là toàn bộ cẩm nang chăm sóc răng ê buốt. Hy vọng rằng, với những thông tin này, bạn sẽ kiểm soát được tình trạng ê buốt răng của mình. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *