Vacxin lao cho trẻ sơ sinh – Tầm quan trọng và lưu ý khi tiêm phòng

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra cho người bệnh nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, nhất là với đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu. Tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh là cách hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Bạn đang đọc: Vacxin lao cho trẻ sơ sinh – Tầm quan trọng và lưu ý khi tiêm phòng

1. Giới thiệu về vacxin lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm trên thế giới do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra.

Trực khuẩn này có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp, khi người khỏe mạnh hít thở không khí có chứa trực khuẩn lao mà người bệnh phát tán khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện,…

Vacxin lao cho trẻ sơ sinh – Tầm quan trọng và lưu ý khi tiêm phòng

Trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây bệnh lao

Bệnh lao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là phổi, gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, sốt, mệt mỏi và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như viêm phổi, viêm màng não, xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não và các cơ quan khác.

Vacxin lao (BCG) là một loại vacxin quan trọng được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao và giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Vacxin thường được tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nặng khi mắc bệnh lao.

Trẻ chỉ cần tiêm một liều vacxin lao duy nhất là sức khỏe đã có thể được bảo vệ lâu dài.

2. Tầm quan trọng của vacxin lao đối với trẻ sơ sinh

Vai trò của vacxin lao đối với trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.

– Trẻ sơ sinh là nhóm dễ bị tổn thương nặng khi mắc bệnh lao, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và không có khả năng tự bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn xâm nhập. Tiêm vacxin lao từ sớm cho trẻ giúp trẻ được tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với trực khuẩn lao.

– Tiêm phòng sớm cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng sau này khi tiếp xúc với trực khuẩn lao, trong đó có lao viêm màng não.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi tiêm HPV bạn tuyệt đối đừng bỏ qua

Vacxin lao cho trẻ sơ sinh – Tầm quan trọng và lưu ý khi tiêm phòng

Tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh giúp bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm củ bệnh lao

– Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ ngay từ nhỏ mà còn phòng ngừa bệnh lao cho trẻ cả tương lai.

Ngoài ra, tiêm phòng lao cho trẻ ngay khi còn nhỏ cũng sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh lao trong cộng đồng, đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng về bệnh lao trong xã hội.

3. Lịch tiêm phòng lao cho trẻ

Lịch tiêm phòng vacxin lao cho trẻ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Dưới đây là lịch tiêm phòng vacxin lao thông thường cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam:

* Vacxin lao BCG

– Thời điểm tiêm: Trẻ được tiêm vacxin BCG trong tháng đầu tiên sau khi sinh ra, tiêm càng sớm càng tốt.

– Điều kiện tiêm: Trẻ sơ sinh cân nặng trên 2kg, có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.

– Hiệu quả: Vacxin BCG giúp bảo vệ trẻ khỏi các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.

– Lưu ý: Trẻ sơ sinh nằm trong các trường hợp chống chỉ định hoặc hoãn tiêm như đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt, cân nặng dưới 2000g, hoặc có tuổi thai dưới 34 tuần sẽ được hoãn tiêm cho đến khi điều kiện sức khỏe đủ tốt.

* Ghi chú:

– Nếu trẻ sơ sinh tiêm muộn sau 01 tháng, vẫn có thể tiêm vắc xin này, tuy nhiên sẽ cần thử phản ứng với Mantoux, nếu dương tính nghĩa là trẻ đã mắc lao và không được tiêm phòng.

– Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn cũng có thể tiêm chủng vacxin lao trong một số trường hợp đặc biệt hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Lưu ý khi tiêm lao cho trẻ

Tiêm phòng vacxin lao cho trẻ sơ sinh là một quá trình quan trọng để bảo vệ bé khỏi bệnh lao. Tuy nhiên, việc tiêm phòng đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc kỹ càng để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh:

– Hãy nắm rõ lịch tiêm phòng vacxin lao cho trẻ sơ sinh do Bộ Y tế quy định. Đảm bảo bạn đưa bé đến cơ sở y tế đúng thời gian, tốt nhất là tiêm càng sớm càng tốt, trong vòng 01 tháng sau khi trẻ chào đời. Việc tiêm phòng sớm giúp kích hoạt hệ miễn dịch nhanh chóng và tạo sự bảo vệ hiệu quả cho bé.

– Trước khi tiêm phòng, hãy thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của bé như có tiền sử dị ứng, đang ốm hoặc sốt không. Các thông tin này giúp cán bộ y tế đánh giá tình trạng sức khỏe của bé trước khi tiêm và đưa ra quyết định phù hợp.

Vacxin lao cho trẻ sơ sinh – Tầm quan trọng và lưu ý khi tiêm phòng

>>>>>Xem thêm: Tiêm chủng vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu

Thông báo với cán bộ y tế đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe bé trước khi tiêm phòng

– Cho bé ăn uống bình thường trước khi tiêm vacxin. Bé đói có thể làm bé không thoải mái và khó chăm sóc sau khi tiêm.

– Sau khi tiêm vacxin, hãy ở lại cơ sở y tế trong ít nhất 30 phút để theo dõi bé có phản ứng phụ sau tiêm không. Nếu có bất kỳ phản ứng lạ hoặc nghi ngờ, hãy liên hệ ngay với cán bộ y tế để được tư vấn kịp thời.

– Vacxin lao là an toàn và không gây tổn thương lớn cho trẻ. Các phản ứng phụ thường nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Nếu bé có phản ứng phụ sau tiêm như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, khó thở, tím tái, hôn mê… hãy thông báo với bác sĩ làm theo hướng dẫn để điều trị và chăm sóc cho bé một cách an toàn và hiệu quả.

– Hãy ghi lại thông tin về lịch tiêm phòng, loại vacxin và các phản ứng sau tiêm của bé. Việc này giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của bé sau tiêm và cung cấp thông tin cho lần tiêm tiếp theo.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh. Để hiểu hơn về chủ đề này hoặc đăng ký tiêm phòng lao cho trẻ, bố mẹ có thể liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *