Điều trị tủy răng cửa thực hiện như thế nào?

Điều trị tủy răng cửa là kỹ thuật loại bỏ phần tủy bị hư hỏng và tiến hành hàm trám để phục hình chức năng, thẩm mỹ cho răng. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong việc bảo toàn các mô răng khỏe mạnh và tránh trường hợp phải nhổ bỏ hoặc hạn chế nguy cơ biến chứng. Cùng tìm hiểu về quy trình điều trị tủy răng cửa thường được thực hiện tại nha khoa ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Điều trị tủy răng cửa thực hiện như thế nào?

1. Vì sao phải điều trị tủy răng cửa?

Răng cửa nói riêng hay các răng khác trên cung hàm nói chung đều được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu và dây thần kinh đặc biệt ở trong răng. Tổ chức này còn được gọi là tủy răng với chức năng nuôi dưỡng, dẫn truyền cảm giác.

Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, răng cửa có thể bị chấn thương, sâu răng… dẫn tới tổn thương và viêm tủy. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của mọi người và có thể dẫn tới:

– Giảm khả năng ăn nhai: Do răng viêm tủy suy yếu, không thể đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn như với răng khỏe mạnh làm mọi người gặp phải nhiều khó khăn trong việc ăn uống.

– Mắc bệnh lý nguy hiểm: Vi khuẩn từ tủy răng có thể lan ra, làm tổn thương các mô cứng trên răng và quanh răng, gây ra tình trạng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm xương hàm…

– Gây hôi miệng: Chất thải từ vi khuẩn sẽ khiến khoang miệng có mùi hôi, ảnh hưởng lớn tới việc nói chuyện và giao tiếp của mọi người.

– Ố màu răng: Răng tổn thương nghiêm trọng và chết tủy dẫn tới tình trạng ngả màu, ố vàng làm mất thẩm mỹ hàm răng.

– Mắc bệnh tai mũi họng: Vi khuẩn phát triển quá mức ở khoang miệng và vòm họng, gây viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc vòm họng và amidan. Viêm họng, viêm amidan là những ảnh hưởng thường gặp của việc viêm tủy răng không được điều trị kịp thời.

– Mắc bệnh về dạ dày: Vi khuẩn có thể lan xuống đường ruột và hệ tiêu hóa, dẫn tới đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa ở nhiều người…

Điều trị tủy cho răng sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng gây ra. Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao và tối ưu thời gian cũng như chi phí chữa tủy. Đồng thời, điều này cũng ngăn ngừa tình trạng mất răng và phải phục hình bằng các phương pháp phức tạp, tốn kém hơn.

Điều trị tủy răng cửa thực hiện như thế nào?

Răng gãy vỡ, chấn thương bị viêm tủy nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất răng

2. Quy trình chữa tủy răng cửa

2.1. Thăm khám và tư vấn

Để biết chính xác bản thân có thể tiến hành chữa tủy hay không, mọi người cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra, đánh giá. Công đoạn thăm khám sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng bệnh lý của từng người và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

2.2. Làm sạch tủy răng

Tủy răng bị viêm nhiễm chứa hàng tỷ vi khuẩn, vi sinh vật có hại nên cần được làm sạch hoàn toàn để ngăn ngừa chúng tấn công vào các tổ chức ngà răng khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ mở một đường thông từ bên ngoài vào trong ống tủy và hút bỏ phần mô tủy bị viêm nhiễm. Đối với trường hợp sâu răng dẫn tới viêm tủy, bác sĩ sẽ loại bỏ cả các mô răng bị bệnh.

2.3. Tạo hình chất trám

Tạo hình xoang trám bằng các chất liệu phù hợp với tình trạng răng miệng và nhu cầu của mọi người. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn chất trám vào trong buồng tủy và hố răng rồi tiến hành hàn kín để cố định, tránh tình trạng bong tróc, xê dịch.

2.4. Đánh bóng miếng trám

Đánh bóng để làm nhẵn mịn bề mặt miếng trám giúp cho quá trình ăn uống diễn ra dễ dàng, tránh trường hợp miếng trám gồ ghề gây trầy xước lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh ăn nhai thử để kiểm tra độ khớp của miếng trám và vệ sinh lại lần cuối để kết thúc quá trình hàn trám răng cửa.

2.5. Tái khám theo lịch hẹn

Sau khi hoàn tất quá trình hàn trám, bác sĩ sẽ tư vấn cho mọi người cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám khi có các dấu hiệu bất thường.

Điều trị tủy răng cửa thực hiện như thế nào?

Điều trị tủy răng cửa là kỹ thuật loại bỏ mô tủy bị viêm và hán trám để khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho răng

3. Trị tủy răng có đau không?

Với sự phát triển của công nghệ hàn trám hiện nay, điều trị tủy răng cửa sẽ không gây đau đớn trong quá trình thực hiện. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành gây tê cục bộ trước khi mở buồng tủy và nạo tủy, mô răng bị bệnh để mọi người luôn thoải mái trong quá trình điều trị.

Sau khi chữa tủy, mọi người có thể cảm thấy hơi ê buốt do mô mềm và hệ thống dây thần kinh đang thích ứng với ống tủy mới. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và có thể tự hết sau từ một tới vài ngày.

Nếu phát hiện đau nhức, ê buốt kéo dài, bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm thai 17 tuần tuổi – Mốc quan trọng mẹ bầu cần lưu ý!

Điều trị tủy răng cửa thực hiện như thế nào?

Điều trị tủy răng bị viêm không gây đau nhờ công nghệ hiện đại

4. Chăm sóc răng cửa sau khi chữa tủy

Sau khi hàn trám, răng cửa sẽ rất nhạy cảm và có thể dễ dàng bong tróc nếu không được chăm sóc khoa học. Do vậy, để kéo dài tuổi thọ và độ chắc khỏe cho răng, mọi người cần:

– Vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng việc chải răng đều đặn và súc miệng kỹ lưỡng bằng các dung dịch chuyên dụng.

– Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng vì vị trí này chỉ chải răng thông thường thì khó làm sạch.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe răng miệng

– Nên hạn chế ăn những thực phẩm quá dai, cứng để tránh bong tróc, nứt vỡ miếng trám.

– Không lấy tăm chọc vào vị trí hàn trám cho răng để tránh làm bong tróc miếng trám.

– Lấy cao và khám răng định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn có hại tích vụ và gây bệnh lý.

Điều trị tủy răng cửa thực hiện như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Có nên thắt ống dẫn trứng sau sinh mổ không?

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học để kéo dài tuổi thọ cho răng sau khi đã chữa tủy

Nhìn chung, điều trị tủy răng cửa cần được thực hiện sớm để tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm nguy cơ biến chứng. Mọi người nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu hàn trám tủy răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *