Chào bác sĩ, em năm nay 25 tuổi đã có gia đình. Chu kỳ kinh của em rất đều, thường khoảng 28-30 ngày và kéo dài khoảng 4 ngày, màu sắc đỏ thẫm. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà kỳ kinh vừa rồi màu máu kinh lại có sự thay đổi, chuyển sang màu hơi hồng hồng và loãng như nước. Vậy bác sĩ cho em hỏi máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải là bình thường không? Em cảm ơn. (Phương Linh – Hà Nội)
Bạn đang đọc: Máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải là bình thường không?
Trả lời:
Chào bạn Phương Linh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về với chuyên mục Tư vấn sức khỏe của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải là bình thường không?
Nếu những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh có màu hơi hồng hồng thì điều đó không có gì đáng lo ngại nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trong suốt kỳ “đèn đỏ” thì rất có thể là dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Máu kinh hơi loãng có màu hơi hồng hồng là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải
Lúc này bạn nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ kiểm tra và có chẩn đoán chính xác nhất, bởi có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng máu kinh loãng và có màu hơi hồng hồng. Đó có thể là do sinh hoạt thay đổi, mắc bệnh phụ khoa hoặc có thể là dấu hiệu của những tổn thương bên trong cơ quan sinh dục
Những nguyên nhân gây nên hiện tượng máu kinh có màu hơi hồng hồng đó là:
- Tâm lý căng thẳng kéo dài: Khi luôn căng thẳng, mệt mỏi, stress… chị em sẽ hay gặp các rối loạn về kinh nguyệt, trong đó có việc thay đổi màu sắc kinh nguyệt.
- Rối loạn nội tiết tố: Sự mất cân bằng hoocmon estrogen và progesterone trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máu kinh có màu hồng nhạt.
- Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng máu kinh loãng có màu hơi hồng
- Giảm cân đột ngột: Tập luyện quá sức, ép cân làm thay đổi đột ngột về trọng lượng cơ thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc kinh nguyệt
- Thiếu máu: Khi cơ thể không đủ máu, thiếu chất thì màu kinh cũng sẽ nhạt hơn, chuyển từ đỏ thẫm sang hồng nhạt
- Các lớp niêm mạc tử cung bong ra ít máu kinh cũng ra ít hơn
- Dấu hiệu bệnh lý về tử cung: Kinh nguyệt có màu sắc lạ cũng là dấu hiệu chị em mắc phải một số bệnh lý như viêm tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung.
- Mắc các bệnh lý về buồng trứng: Kinh nguyệt có màu hồng nhạt, ra ít hơn bình thường thì có thể chị em có nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng….
- Đặc biệt hiện tượng máu kinh màu hơi hồng hồng có thể là dấu hiệu thông báo sớm của việc chị em đã có thai.
- Chậm kinh 4 ngày thử que 1 vạch, là do đâu
- Ra máu kinh màu đen vón cục phải làm sao?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tiểu nhiều lần sau khi quan hệ ở nữ và cách cải thiện
Máu kinh màu hơi hồng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai
2. Cần phải làm gì khi máu kinh loãng như nước và có màu hơi hồng hồng?
Như đã chia sẻ ở trên, kinh nguyệt loãng có màu hồng nhạt do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có cả nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu hiện tượng này không chỉ diễn ra một lần trong kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tìm ra lý do và có liệu pháp điều trị cụ thể. Điều trị càng sớm và đúng phương pháp thì bạn có thể chủ động phòng tránh được các biến chứng như mất kinh, vô sinh, hiếm muộn.
Bên cạnh đó bạn hãy giữ vùng kín luôn sạch sẽ, vệ sinh, quan hệ tình dục an toàn lành mạnh để tránh gây tổn thương cho vùng kín hay làm cho viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Chị em có biết quy trình đặt vòng tránh thai như thế nào?
Thăm khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường để có hướng xử trí kịp thời
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải là bình thường không của bạn Phương Linh. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Xem thêm
- Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao?
- Máu kinh và máu sảy thai khác nhau như thế nào?
- Tắc kinh có nguy hiểm không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.