Triple test là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh, giúp xác định xem thai nhi có mắc các bệnh về di truyền hay không. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ bầu một số thông tin cơ bản về loại hình xét nghiệm này.
Bạn đang đọc: Triple test và 4 câu hỏi thường gặp nhất
Triple test được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm Triple test được thực hiện từ tuần 15-20
Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Triple test được thực hiện trong tuần từ 15-20 của thai kỳ, kết quả sẽ chính xác nhất khi thai được 16-18 tuần tuổi. Bất cứ mẹ bầu nào cũng được khuyến cáo thực hiện loại xét nghiệm này, đặc biệt nhất là những đối tượng:
Có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh.
Mẹ bầu trên 35 tuổi.
Mẹ từng bị tiểu đường và đã điều trị.
Mẹ bị nhiễm virus trong thai kỳ.
Và các mẹ tiếp xúc với phóng xạ liều cao.
Xét nghiệm Triple test sẽ đo 3 chỉ số là hCG, AFP và estriol trong máu mẹ để tính toán nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Triple test giúp tính toán được nguy cơ dị tật của thai nhi.
Triple test bao nhiêu tiền?
Hiện nay, các bệnh viện lớn trong nước cùng với nhiều bệnh viện tư nhân đều làm xét nghiệm Triple test, giá cả tùy thuộc vào từng cơ sở. Chi phí xét nghiệm Triple test dao động phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện, bác sĩ thực hiện, làm xét nghiệm riêng hay nằm trong gói khám thai trọn gói…
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi đăng ký thai sản trọn gói, nếu mẹ bầu chưa thực hiện Double test thì sẽ được làm Triple test miễn phí. Nếu mẹ đã làm Doube test và được chỉ định làm Triple test, chi phí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố đã nêu ở trên. Kết quả Triple test sẽ xác định thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng Edward không, quyết định xem mẹ có cần làm thêm các xét nghiệm sàng lọc khác hay không.
Tìm hiểu thêm: Khám dị tật thai nhi định kì và những lưu ý quan trọng
Xét nghiệm Triple test được thực hiện
Làm Triple test có cần nhịn ăn không?
Trước khi làm xét nghiệm Triple test, mẹ cần nhịn ăn và chỉ được uống nước lọc. Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu về tiền sử mắc các bệnh Down, tiểu đường, các dị tật bẩm sinh trong phạm vi 3 đời họ hàng nội ngoại của mình và chồng. Mẹ cũng cần tìm hiểu thông tin xem họ hàng 3 đời bên nội, bên ngoại của mình và chồng có ai bị nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học hay không.
Khi đi khám, mẹ cần mang kết quả siêu âm của tuần thứ 12 đi để bác sĩ biết thông tin chính xác về các thông số xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ở tuần này là có ý nghĩa nhất đối với việc làm Triple test.
>> Tìm hiểu: Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không?
Triple test nguy cơ cao
>>>>>Xem thêm: Đừng nhầm trĩ với ung thư hậu môn
Khi kết quả Triple test nguy cơ cao, các mẹ hãy thật bình tĩnh làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Sau 3-5 ngày làm xét nghiệm, mẹ sẽ có được kết quả trong tay. Lúc này, nếu kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng hoang mang. Khi đọc kết quả xét nghiệm, mẹ cần lưu ý các yếu tố sau:
Hãy kiểm tra thật kỹ các thông tin cá nhân để đảm bảo mình đã nhận đúng kết quả. Mẹ bầu cũng đừng bỏ qua những thông số như cân nặng, tuổi thai, số lượng thai nhé.
Sau đó, mẹ cần chú ý đến chỉ số AFP, hCG và uE3.
Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của trẻ sẽ được biểu thị dưới dạng thông số 1/x. Thông số này sẽ được so sánh với “ngưỡng cut-out” – được biểu thị dưới dạng 1/X. Nếu xX thì nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp.
Nếu nguy cơ mắc bệnh cao, mẹ sẽ được đề xuất 2 phương pháp xét nghiệm nữa là làm Panorama không xâm lấn hoặc chọc ối xâm lấn. Xét nghiệm Panorama sẽ xác định được nguy cơ dị tật chính xác đến trên 99% và lại an toàn nên các mẹ có thể thực hiện mà không cần lo lắng. Nhưng có những trường hợp mẹ phải tiến hành chọc ối để biết được kết quả chính xác nhất. Khi làm xét nghiệm này, mẹ sẽ phải đối diện với nguy cơ sảy thai.
Nhưng dù cho kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao, mẹ cũng cần hết sức bình tĩnh bởi về bản chất, xét nghiệm này chỉ đánh giá được khả năng dị tật của thai nhi chứ không khẳng định bé bị dị tật bẩm sinh. Đã có nhiều trường hợp xét nghiệm cho ra nguy cơ cao nhưng em bé lại sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
Xem thêm
>> Làm Double test rồi có cần làm Triple test nữa không?
> Kết quả Double Test thế nào là tốt?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.