Tác dụng phụ trẻ có thể gặp sau khi tiêm vacxin lao là điều quan trọng nhiều bố mẹ quan tâm, nhất là tình trạng trẻ bị nổi hạch ở nách. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu tiêm vacxin lao bị nổi hạch ở nách nguyên nhân do đâu và cách xử trí cho trẻ như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tiêm vacxin lao bị nổi hạch ở nách – nguyên nhân và cách xử trí!
1. Vacxin lao và quy trình tiêm phòng
Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến trên toàn cầu do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra. Vacxin lao là một loại vacxin được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao, vacxin lao đã được chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh lao, giúp bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và nhất là đối tượng trẻ em.
Vacxin lao là một loại vacxin được sử dụng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lao
Vacxin lao (BCG) là một loại vacxin sống giảm độc lực, trong vacxin có chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao mà vi khuẩn đã được làm yếu và không có khả năng gây bệnh, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao và giảm nguy cơ mắc bệnh lao nếu tiếp xúc với vi khuẩn lao trong tương lai.
Vacxin lao thường được tiêm cho trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi. Trong một số trường hợp, vacxin lao có thể được tiêm cho trẻ sau 01 tháng tuổi nếu có yêu cầu đặc biệt hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
* Quy trình tiêm chủng vacxin lao.
Về cơ bản quy trình tiêm chủng vắc phòng lao cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng sẽ được thực hiện các bước như sau.
– Bước 1: Kiểm tra sức khỏe của trẻ: Trước khi tiêm vacxin, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện tiêm phòng.
– Bước 2: Chuẩn bị vacxin: Vacxin lao thường được cung cấp dưới dạng pha tiêm sẵn và được lưu trữ đúng quy trình để đảm bảo chất lượng.
– Bước 3: Tiêm phòng: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ tiêm vacxin lao vào vùng dưới da của cánh tay hoặc chân trẻ.
– Bước 4: Thực hiện theo dõi sau tiêm: Sau khi tiêm, trẻ sẽ được giám sát trong khoảng thời gian nhất định để theo dõi phản ứng phụ có thể xảy ra.
Tiêm phòng vacxin lao cho trẻ là một biện pháp quan trọng và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh lao, giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ từ khi còn nhỏ. Ba mẹ hãy tham khảo lời tư vấn từ bác sĩ và tuân thủ lịch tiêm phòng để đảm bảo sự phòng ngừa tốt nhất cho con.
2. Tại sao tiêm vacxin lao bị nổi hạch ở nách?
Sau tiêm vacxin lao, một số trẻ có thể gặp những phản ứng phụ là sốt nhẹ, kích ứng da tại chỗ tiêm, quấy khóc, nổi hạch nách…. Đây là những biểu hiện bình thường do cơ thể phản ứng với vacxin, và thường không đe dọa tính mạng của trẻ.
Hiện tượng nổi hạch ở vùng nách sau khi tiêm vacxin lao là một phản ứng thường gặp và bình thường, không đe dọa tính mạng. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến cơ chế hoạt động của vacxin lao.
Tìm hiểu thêm: Trả lời câu hỏi: Trẻ đi tiêm vacxin về có được tắm không?
Tiêm vacxin lao bị nổi hạch ở nách là một phản ứng thường gặp và bình thường
Sau khi tiêm vacxin, vacxin sẽ được vận chuyển từ vị trí tiêm vào các mạch bạch huyết gần đó như nách, thượng đòn, sau vai,… và bắt đầu phát huy tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống vi khuẩn. Điều này dẫn đến sự lớn lên của hạch bạch huyết. Thông thường, trẻ sẽ nổi hạch ở vùng cùng bên với bên tiêm vacxin (đa số là ở bên trái).
Đối với hầu hết trẻ em, hiện tượng nổi hạch ở vùng nách sau khi tiêm vacxin lao là tạm thời và không gây rối đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ biểu hiện phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài sau tiêm, bố mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ tiêm chủng để được kiểm tra và tư vấn thêm.
3. Cách xử lý và chăm sóc khi bé bị nổi hạch sau tiêm lao
Hạch ở nách sau viêm sau tiêm vacxin BCG có hai dạng chính: dạng mưng mủ và dạng không mưng mủ.
– Trường hợp hạch không mưng mủ: thường không dính vào da, không làm đổi màu da và thường tự giảm đi sau vài tuần mà không để lại di chứng.
– Trường hợp hạch mưng mủ: có thể phát triển nhanh chóng, biểu hiện đỏ, sưng nề vùng da trên hạch, sờ thấy bùng nhùng,….. Nếu không được điều trị, hạch mưng mủ có thể tự vỡ ra, tạo sẹo xấu và quá trình lành vết thương kéo dài nhiều tháng.
Bên cạnh đó, kích thước và số lượng hạch cũng có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Hạch có kích thước nhỏ hoặc to, chiếm một phần hoặc toàn bộ vùng nách hoặc vùng thượng đòn. Kích thước hạch có ảnh hưởng đến quyết định chỉ định phương án xử trí tiêm vacxin bị nổi hạch ở nách cho trẻ.
Khi bé bị nổi hạch sau tiêm lao và có biểu hiện bất thường, bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng của trẻ, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Cập nhật giá vacxin quai bị tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Bố mẹ đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
– Những hạch không mưng mủ thường có xu hướng teo dần khi trẻ lớn lên, trong khi những hạch mưng mủ nhỏ sẽ tự vỡ ra và cần được chăm sóc sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và lành vết thương sau 2-3 tuần.
– Trường hợp hạch có kích thước lớn hơn 2 cm hoặc tạo thành chùm hạch, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt trọn hạch vì chúng không tự tiêu và có thể gây sưng đỏ và vỡ. Sau khi loại bỏ hạch, trẻ cần chăm sóc vết thương đúng cách và uống thuốc phòng tránh nhiễm trùng. Bố mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện bất thường nếu có.
Mặc dù một số trẻ có thể gặp phản ứng phụ sau tiêm ngừa lao, nhưng lợi ích mà vacxin mang lại vẫn rất lớn. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa vacxin lao đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của bé. Nếu bố mẹ còn băn khoăn về tiêm phòng lao cho con hay có nhu cầu tiêm chủng lao và các mũi tiêm quan trọng, cần thiết cho bé. Bố mẹ liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.