Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

Những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thường dựa vào đó để tính ngày an toàn khi quan hệ. Có rất nhiều chị em thắc mắc về chuyện “yêu” quanh mốc ngày đèn đỏ. Liệu quan hệ ngày đèn đỏ có thai không? Những ngày trước và sau đó thì như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây về uan hệ ngày đèn đỏ có thai không nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

1. Quá trình thụ thai

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu xem quá trình thụ thai diễn ra như thế nào. Đó là khi trứng của chị em được giải phóng, gặp tinh trùng, thụ tinh và làm tổ ở trong tử cung.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một trứng sẽ rụng ra khỏi buồng trứng và được đưa vào ống dẫn trứng. Đây là thời điểm trứng sẵn sàng để thụ tinh. Trứng sau khi rụng sẽ chỉ được từ 12-24 giờ. Nếu không được thụ tinh thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Nếu có quan hệ tình dục, tinh trùng sẽ được giải phóng trong âm đạo và di chuyển lên ống dẫn trứng, gặp trứng, xâm nhập vào trứng và quá trình thụ tinh xảy ra. Tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ từ 3-7 ngày.

Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

Quá trình thụ thai diễn ra khi trứng gặp được tinh trùng và làm tổ trong tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, bị đẩy ra ngoài theo máu kinh nguyệt.

Sau khi thụ tinh, phôi thai sẽ tiếp tục di chuyển xuống ống dẫn trứng và sau đó vào tử cung. Trong suốt quá trình di chuyển này, phôi thai sẽ tiếp tục phát triển và phân chia các tế bào.

Thời điểm dễ thụ thai nhất chính là thời điểm trứng rụng. Vì thế mà nhiều chị em căn cứ vào đặc điểm này để “canh” ngày thụ thai hoặc tránh thai khi quan hệ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không phải lúc nào cũng là 100%.

2. Quan hệ ngày đèn đỏ có thai hay không?

Về mặt lý thuyết thì ngày đèn đỏ diễn ra khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung chuẩn bị sẵn cho trứng làm tổ bong ra và bị đẩy ra ngoài theo máu kinh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chị em có thai khi quan hệ vào ngày đèn đỏ.

Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không là câu hỏi nhiều chị em quan tâm

Nguyên nhân có thể là do chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi giữa các phụ nữ và thậm chí ở cùng một người trong các chu kỳ khác nhau. Điều này làm cho việc xác định thời điểm rụng trứng và khả năng thụ tinh trong ngày đèn đỏ trở nên không chắc chắn.Trường hợp các chị em có chu kỳ kinh nguyệt ngắn thì rất có thể ngày cuối của chu kỳ cũng lại là ngày trứng rụng và chị em có thể mang thai khi quan hệ lúc đó.

Còn một lý do nữa là do tinh trùng có khả năng sống trong tử cung của chị em từ 3-5 ngày nên dù quan hệ vào kỳ đèn đỏ như đến khi trứng rụng, chị em vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Hôi miệng có chữa được không?

Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

Theo lý thuyết, quan hệ vào ngày đèn đỏ thì không có thai nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp chị em bị dính bầu khi quan hệ vào thời điểm này.

Tóm lại, xác suất có thai khi quan hệ trong ngày đèn đỏ không cao, nhưng không thể nói chắc chắn rằng không có khả năng thụ tinh. Nếu bạn không muốn có thai, việc sử dụng biện pháp ngừa thai an toàn và thảo luận với chuyên gia y tế là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và an toàn.

3. Quan hệ sau ngày đèn đỏ có thai không?

Với những người có vòng kinh đều đặn 28 ngày, các bác sĩ có thể chia vòng kinh làm 3 phần khi hướng dẫn về biện pháp tránh thai tự nhiên như sau:

– Phần đầu (từ ngày thứ 1 – 7): là những ngày quan hệ tương đối an toàn, khả năng mang thai thấp.

– Phần giữa (từ ngày 8-18): là những ngày quan hệ không an toàn, khả năng mang thai cao.

– Phần cuối: (từ ngày 19-28): an toàn tuyệt đối.

Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

Quan hệ sau kỳ đèn đỏ là thời điểm an toàn tương đối

Nhìn vào cách phân chia trên thì quan hệ sau ngày đèn đỏ vẫn có khả năng có thai bởi đó là ngày an toàn tương đối. Trong thực tế, cơ thể mỗi một người phụ nữ là không giống nhau, mỗi chu kỳ cũng lại khác nhau do nhiều yếu tố tác động. Chị em sẽ rất khó xác định trứng rụng vào thời điểm nào và các biện pháp tránh thai tự nhiên thì luôn có xác xuất thất bại.

4. Quan hệ gần ngày đèn đỏ có thai không?

Về lý thuyết thì khoảng thời gian trước khi có kinh là an toàn bởi lúc này hormone nữ xuống mức thấp nhất, niêm mạc tử cung đã chuẩn bị bong tróc cho kỳ kinh nguyệt, trứng đã rụng từ lâu. Như vậy, quan hệ gần ngày đèn đỏ sẽ không có thai.

Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

>>>>>Xem thêm: 4 điều quan trọng về mụn cóc sinh dục bạn cần biết

Quan hệ trước ngày đèn đỏ thì tỷ lệ mang thai cũng rất thấp

Tuy nhiên, lý thuyết đôi khi khác với thực tế bởi cơ thể chị em có thể biến động tùy từng thời điểm, rất khó xác định được đâu mới là khoảng thời gian an toàn thực sự, đặc biệt là với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vì vậy, chị em cũng đừng chủ quan nếu muốn sử dụng biện pháp tránh thai tự nhiên này.

Để tránh mang thai, bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả hiện nay như:

– Que cấy tránh thai (Implant): Một que nhỏ có chứa hormone được cấy dưới da cánh tay của phụ nữ, hormone này có tác dụng ngăn chặn rụng trứng, làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn việc tinh trùng xâm nhập và thụ tinh. Que cấy tránh thai có hiệu quả trong khoảng 3 năm.

– Đặt vòng tránh thai (IUD – Intrauterine Device): Là thiết bị nhỏ được đặt vào tử cung để thay đổi niêm mạc tử cung, ngăn chặn phôi đã được thụ tinh làm tổ trong tử cung. Hiện nay có hai loại vòng tránh thai phổ biến là vòng đồng và vòng nội tiết tố. Vòng đồng có thể hoạt động trong khoảng 10 năm, còn vòng nội tiết tố có thể hoạt động trong 3-5 năm.

– Bao cao su: Là biện pháp tránh thai đơn giản và phổ biến, bao cao su ngăn chặn tinh trùng tiếp xúc với âm đạo và làm việc như một rào cản để ngăn các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Thuốc tránh thai: Thuốc chứa hormone ngăn ngừa rụng trứng và thay đổi niêm mạc tử cung. Có dạng uống hàng ngày hoặc dùng khẩn cấp.

Nếu cần tư vấn về biện pháp tránh thai hay có nhu cầu thăm khám, kiểm tra xác định tình trạng mang thai của mình, bạn có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *