Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

Nhiều chị em rơi vào tình trạng lo lắng không biết bị tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, chậm kinh, tắc kinh có thể là dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên hiện tượng này? Theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp.

Bạn đang đọc: Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

1. Tình trạng chậm kinh 3 tháng ở nữ giới

Chậm kinh, hay còn gọi là trễ kinh, là một dấu hiệu của sự không đều trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này đơn giản là khi đến thời điểm dự kiến ​​của kỳ kinh nhưng không có sự xuất hiện của kinh nguyệt.

Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

Tình trạng chậm kinh, tắc kinh khiến nhiều chị em lo lắng khi phát hiện không có thai

Chu kỳ kinh là một quá trình thay đổi tự nhiên được lặp lại hàng tháng. Thông thường, chu kỳ kinh kéo dài từ 28-32 ngày. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày bắt đầu kinh nguyệt mà vẫn không có sự trở lại của kinh nguyệt, thì được coi là chậm kinh. Ngoài ra, khi phụ nữ đã bỏ lỡ ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp, thì được chẩn đoán là vô kinh.

2. Nguyên nhân gây tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai

Kinh nguyệt xuất hiện ở người phụ nữ đánh dấu sự thay đổi lớn, báo hiện họ đã có thể đảm nhiệm chức năng sinh sản. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, nhất là tình trạng chậm kinh kéo dài có thể là do một trong những yếu tố sau:

– Mắc các bệnh mãn tính: Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cơ chế chung của toàn bộ cơ thể, điển hình như bệnh dị ứng  celiac

– Tâm lý căng thẳng: Áp lực công việc, học tập, stress kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn gây trễ kinh, tắc kinh

Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai như: mắc các bệnh lý phụ khoa, bị stress, do chế độ ăn uống không điều độ,…

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh hoặc việc dùng thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Dùng thuốc có thể gây rối loạn nội tiết nếu sử dụng chúng lâu dài.

– Vận động quá mức: Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi áp lực tập luyện căng thẳng hoặc lao động quá sức cũng có thể gây nên hiện tượng mất kinh ở phụ nữ.

– Bị buồng trứng đa nang: Khi mắc phải bệnh lý này, hoocmon estrogen và andreogen mất cân bằng và sinh ra hiện tượng mất kinh ở nữ giới.

– Người quá gầy: Lý giải cho hiện tượng này, các bác sĩ sản phụ khoa cho hay khi thể trạng sức khỏe quá gầy có thể bị ngừng bài tiết hoocmon estrogen, do đó ngừng phóng noãn. Ngoài ra, việc thường xuyên chán ăn hay ăn quá nhiều cũng có thể gây thiếu hụt nội tiết estrogen.

– Lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá: Thực tế hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen uống bia rượu và hút thuốc lá, chính những điều này đã có những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng và cũng có thể là nguyên nhân gây tắc kinh ở phụ nữ.

– Tăng cân quá nhanh: Phụ nữ bị tăng cân đột ngột thường hay bị rối loạn kinh nguyệt mà biểu hiện điển hình nhất là chậm kinh, tắc kinh. Tùy theo cơ địa, có người chỉ bị chậm kinh vài ngày nhưng cũng có những người kéo dài 2-3 tháng.

– Mãn kinh sớm: thông thường khi bước vào lứa tuổi trung niên, người phụ nữ sẽ bị mãn kinh, tức là không còn ra kinh nguyệt hàng tháng nữa. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ mà đã bị tắc kinh 3 tháng thì nên cảnh giác với chứng mãn kinh sớm. Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt hoocmon.

– Mắc các bệnh phụ khoa: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chậm kinh nguyệt 3 tháng. Một số bệnh phụ khoa phổ biến có thể kể đến như viêm cùng chậu, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

3. Tắc kinh 3 tháng không có thai cần phải làm gì?

Để khắc phục tình trạng trên cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có biện pháp khắc phục hiệu quả và triệt để. Do vậy, nếu thấy xuất hiện hiện tượng này cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám ngay và đưa ra hướng xử trí kịp thời. Ngoài ra để ngăn ngừa và hỗ trợ hiện tượng chậm kinh, tắc kinh các bạn nữ cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

– Thay đổi thói quen sinh hoạt, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ hơn

– Không nên lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai, bởi đây là một trong những nguyên nhân chính gây chậm kinh, tắc kinh ở phụ nữ

– Để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, phụ nữ cần chú trọng vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong thời gian kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp là điều cần thiết. Tuyệt đối không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo, vì điều này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm vùng kín.

– Ngoài ra, việc xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Điều này bao gồm ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục vừa phải kết hợp với thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ hợp lý.

– Tránh xa và không sử dụng những chất kích thích có hại như rượu, bia, cà phê và thuốc lá.

– Phụ nữ nên tìm hiểu về các phương pháp thư giãn để tránh căng thẳng và stress kéo dài. Đồng thời, tuân thủ lịch khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe phụ khoa, can thiệp kịp thời và hiệu quả, nhằm tránh những tác động xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân không có phôi thai

Chị em nên thăm tới các bác sĩ chuyên môn để thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây tắc kinh lâu ngày và được xử lý kịp thời

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các chi em nguyên nhân gây tắc kinh ba tháng nhưng không có thai và cách khắc phục tình trạng này. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, chị em hãy để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI hỗ trợ và giải đáp sớm nhất có thể nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *