Sau khi tiêm vacxin, tùy vào thể trạng của mỗi người mà cơ thể phản ứng lại ngay trong vài phút, vài giờ hoặc trong 1 – 2 ngày đầu. Hầu hết các phản ứng sau tiêm đều ở mức độ nhẹ và biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, có 8 dấu hiệu sau khi tiêm vacxin được đánh giá là nghiêm trọng mà bạn cần tới bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.
Bạn đang đọc: 8 Dấu hiệu sau khi tiêm vacxin cần đến bệnh viện ngay
1. Phản ứng sau tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là việc làm cần thiết hiện nay, đối tượng nào cũng cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vacxin giúp hệ miễn dịch của mỗi người sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các bệnh truyền nhiễm. Từ đó, nếu virus hay vi khuẩn tấn công thì hệ miễn dịch sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.
Vacxin được đưa vào cơ thể sẽ gây ra một số phản ứng tùy theo cơ địa mỗi người. Mức độ phản ứng của cơ thể sau khi tiêm có thể từ nhẹ, thoáng qua đến nặng hoặc nguy kịch. Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố đó là:
– Tuổi của người tiêm.
– Người tiêm có mắc các bệnh lý kèm theo nào khác không.
– Mức độ mẫn cảm của cơ thể với tác nhân dị ứng.
Đa phần các trường hợp tiêm vacxin xong đều không có biểu hiện nghiêm trọng. Tình trạng sức khỏe vẫn ổn định và làm việc, sinh hoạt như bình thường. Một số phản ứng thông thường xuất hiện sau tiêm đó là:
– Sốt nhẹ.
– Hơi đau nhức ở vị trí tiêm.
– Mệt mỏi.
Những triệu chứng này có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc kê đơn của bác sĩ. Chỉ sau một thời gian ngắn, những phản ứng trên sẽ tự khỏi hoặc biến mất.
Cơ thể sẽ có những phản ứng sau khi vacxin được đưa vào
2. 8 dấu hiệu sau khi tiêm vacxin và điều cần làm để đảm bảo tiêm chủng an toàn
2.1. Cẩn thận với 8 dấu hiệu sau khi tiêm vacxin
Các chuyên gia y tế cho biết, việc xuất hiện phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm, tuy nhiên cũng không ngoại trừ khả năng xảy ra. Chính vì thế, theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm phòng là rất quan trọng.
Bạn cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra khi có một trong số các dấu hiệu sau khi tiêm vắc xin dưới đây:
– Sốt cao (hơn 39 độ) và không giảm dù đã đắp khăn mát, uống thuốc.
– Chóng mặt, choáng váng, đôi khi còn bị ngã.
– Tức ở vùng ngực, cảm thấy khó thở, toàn thân tím tái.
– Tim đập loạn nhịp hoặc đập nhanh hơn mức bình thường.
– Giọng nói khàn, không trong tiếng như bình thường.
– Chảy nước mũi.
– Đau quặn bụng, nôn hoặc tiêu chảy liên tục.
– Phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.
Nếu chủ quan và không được can thiệp kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng:
– Phù thanh quản.
– Rối loạn ý thức và nhịp thở.
– Co giật, hôn mê.
– Nguy cơ bị ngừng tuần hoàn và hô hấp.
Các phản ứng trên thường xảy ra ở những người lớn tuổi, có mắc kèm các bệnh tim mạch, hô hấp hoặc có cơ địa dị ứng nặng với các dị nguyên khác nhau.
Đau đầu, chóng mặt kéo dài là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng cần lưu ý sau khi tiêm vacxin
2.2. Những việc cần làm để đảm bảo tiêm chủng an toàn
Trước khi tiêm
Để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết: căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ tiêm cá nhân, đơn thuốc đang sử dụng,…
– Tại bước khám sàng lọc trước tiêm, bạn nên thông báo tới bác sĩ về thông tin sức khỏe của bản thân. Bao gồm: tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh mạn tính đang được điều trị, các loại thuốc đã hoặc đang dùng,…
– Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân (nếu có)
– Hãy nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc vào buổi đêm trước khi tiêm. Đồng thời, bạn cần bổ sung đầy đủ nước để có thể trạng tốt nhất vào ngày tiêm.
– Nên có người thân đi cùng để hỗ trợ trong quá trình tiêm nếu người tiêm có sức khỏe kém.
– Với nữ giới, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không hoặc kế hoạch muốn có thai trong tương lai.
Sau khi tiêm
Vắc xin được đánh giá có tính an toàn cao. Do đó, tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin là rất hiếm gặp. Cách tốt nhất để có thể đảm bảo về mặt sức khỏe sau khi tiêm đó là:
– Ở lại cơ sở tiêm ít nhất khoảng 30 phút để nhân viên y tế có thể theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nôn trớ, chóng mặt, da mẩn đỏ,.. thì hãy báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời kiểm tra và chữa trị triệu chứng.
– Tiếp tục theo dõi ít nhất 24h khi về nhà. Bạn cần theo dõi các biểu hiện về thân nhiệt, sự tỉnh táo, nhịp thở, tình trạng ở vùng tiêm,…
– Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể thích ứng và hồi phục, tránh vận động mạnh,…
– Chú ý tới việc bổ sung dinh dưỡng trong thời gian này, tăng cường ăn đậu dỗ và vừng lạc, các loại rau và hoa quả chứa nhiều vitamin A và C,… Đừng quên việc bổ sung 2 – 3 lít nước/ngày
– Nên có người thân, bạn bè đi cùng để hỗ trợ. Trẻ em khi đi tiêm cần có cha mẹ đi cùng. Người lớn tuổi hoặc người có sức khỏe kém khi đi tiêm cũng cần có con cháu/người thân đi cùng,…
Tìm hiểu thêm: Thời gian duy trì hiệu quả bảo vệ con người của vắc xin uốn ván
Ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng
3. Quy trình tiêm chủng hiện nay
Nếu bạn chưa từng đi tiêm phòng lần nào thì hãy xem qua quy trình tiêm chủng cơ bản hiện nay:
– Bước 1: Đăng ký tiêm chủng, lấy hồ sơ tiêm cá nhân.
– Bước 2: Khám sàng lọc với bác sĩ trước khi tiêm. Bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vacxin phù hợp với từng người. Ngoài ra, ở bước này thì bác sĩ cũng sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề: thông tin vacxin, các lưu ý, cách chăm sóc,…
– Bước 3: Thanh toán chi phí cho mũi tiêm mà mình lựa chọn.
– Bước 4: Tiến hành tiêm vacxin. Tại bước này bạn cần thoải mái và đừng căng thẳng, lo lắng quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình tiêm.
– Bước 5: Ở lại điểm tiêm 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, bạn cần thông báo ngay cho nhân viên y tế tại đó. Nếu sức khỏe bình thường, nhân viên y tế sẽ kiểm tra sức khỏe lần cuối trước khi bạn ra về.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván lúc nào và những lưu ý khi tiêm
Giữ tâm lý thoải mái, không nên lo lắng quá mức để quá trình tiêm diễn ra thuận lợi
Trên đây là các dấu hiệu sau khi tiêm vắc xin được đánh giá là nghiêm trọng mà bạn không nên xem nhẹ. Nếu gặp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.