Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

Máu kinh nguyệt sẽ biểu hiện tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ. Khi chị em phát hiện máu kinh có mùi hôi, tanh thì cần hết sức chú ý.

Bạn đang đọc: Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

1. Máu kinh có mùi gì?

Trước hết chị em cần biết máu kinh nguyệt có mùi chuẩn như thế nào. Trong kinh nguyệt có chứa máu và niêm mạc âm đạo bị bong ra, vì vậy, về cơ bản, máu kinh  cũng có mùi tanh của máu. Tuy nhiên, mùi máu kinh bình thường sẽ không bị gắt, bạn sẽ không thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi này.

Khi máu kinh có mùi bất thường, bạn đừng cố sử dụng các sản phẩm vệ sinh hoặc khử mùi để che giấu. Điều cần làm là đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến nặng.

Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

Bình thường, máu kinh có mùi tanh nhẹ của máu. Mùi này không nồng gắt và không khiến chị em khó chịu.

2. Máu kinh có mùi hôi

Máu kinh nguyệt có mùi hôi là biểu hiện cơ thể chị em đang có vấn đề và không nên bỏ qua. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là:

Chị em bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu. Lúc này, âm đạo chị em sẽ xuất hiện khí hư có màu bất thường (màu trắng đục, vàng hoặc xanh lá), khi hành kinh cũng có mùi hôi tanh khó chịu đi kèm triệu chứng đau bụng dữ dội.

Những chị em bị viêm nhiễm âm đạo do trùng roi thì khi hành kinh, máu kinh sẽ có màu đen, mùi hôi khó chịu, đau rát khi đi tiểu.

Bị nhiễm trùng âm đạo cũng dẫn đến tình trạng máu kinh nhiễm khuẩn, có màu đen, mùi hôi. Trong giai đoạn hành kinh, vi khuẩn còn sinh sôi nảy nở nhiều hơn bởi lúc này, âm đạo của chị em là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển.

Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

Nhưng khi máu kinh có mùi hôi tanh khó chịu, màu sắc bất thường (nâu, đen) thì chị em chớ coi thường.

Chị em bị viêm các cơ quan trong vùng chậu như buồng trứng, vòi trứng, tử cung cũng sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt màu đen, có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm như đau bụng, sốt, tiểu đau, khí hư ra nhiều và có màu, mùi bất thường.

Không chỉ mắc bệnh, chị em có thể thấy kinh nguyệt có màu, mùi bất thường do dị vật ứ đọng lâu ngày trong âm đạo.

Những chị em vệ sinh vùng kín kém, trong giai đoạn hành kinh mà không thường xuyên thay băng vệ sinh, rửa ráy sạch sẽ thì cũng sẽ có kinh nguyệt mùi hôi, màu bất thường. Tình trạng vệ sinh kém mà kéo dài cũng sẽ khiến chị em bị viêm nhiễm phần phụ.

Về cơ bản, tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi, màu bất thường đều là biểu hiện của viêm nhiễm, mắc bệnh sinh dục. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng này, chị em  cần đi khám để có hướng điều trị kịp thời là vậy.

Tìm hiểu thêm: Ung thư hậu môn di căn và những điều cần biết

Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

Mùi và màu kinh nguyệt bất thường có thể là biểu hiện của tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa.

3. Cách giảm mùi hôi vùng kín trong ngày đèn đỏ

Để giảm bớt mùi khó chịu ở vùng kín trong những ngày đèn đỏ, chị em nên thực hiện một số lưu ý nhỏ sau đây:

Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để khu vực này luôn khô ráo. Chị em nên dùng nước ấm để rửa “cô bé” trong những ngày này. Thường xuyên thay băng vệ sinh, khoảng 4 tiếng/lần để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi gây ngứa ngáy, mùi khó chịu.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để thoát mồ hôi, không gây bí bách và mùi hôi. Đau bụng kinh

Máu kinh có mùi hôi là bị làm sao?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu

Chị em cần giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là “cô bé” thật tốt, luôn để khu vực này khô ráo để tránh viêm nhiễm.

Chọn mặc quần lót bằng vải cotton, thoáng khí, không mặc quần bó sát trong những ngày đèn đỏ. Việc mặc quần lót chật, bức bí sẽ khiến chị em khó hoạt động và còn tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra mùi hôi ở  vùng kín.

Ăn sữa chua và uống các loại nước ép từ dứa, táo để làm giảm mùi hôi trong ngày đèn đỏ. Sữa cho có lợi khuẩn giúp cân bằng môi trường trong âm đạo, ngăn ngừa mùi hôi khó chịu ở khu vực này. Đây cũng là bí quyết giúp chị em có được làn da mịn màng, một sức khỏe dồi dào đấy.

Xem thêm

>> Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

> Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *