Giải đáp: Vì sao bọc răng sứ xong bị lung lay?

Bọc răng sứ xong bị lung lay là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra do một vài nguyên nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên do khiến răng sứ bị lung lay và cách khắc phục ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Vì sao bọc răng sứ xong bị lung lay?

1. Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ – Porcelain crowns – phương pháp phục hình răng bằng việc chụp mão sứ lên trên răng thật. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp có hàm răng khiếm khuyết, gặp phải tình trạng:

– Răng sứt mẻ

– Răng gãy vỡ lớn

– Răng thưa

– Răng hở kẽ

– Răng ngả màu nặng

– Răng khấp khểnh lớn

– Kích thước răng không đều

– Răng suy yếu chân răng

– Kết hợp trồng Implant…

Cụ thể, bác sĩ sẽ mài cùi răng thật với kích thước phù hợp để tạo trụ đỡ và khoảng cách cho mão sứ. Sau đó, chụp mão sứ được chế tác từ các chất liệu đặc biệt lên trên cùi răng, cố định bằng keo dán nha khoa. Sau khi phục hình, răng sẽ được hoàn thiện về thẩm mỹ, đồng thời không làm ảnh hưởng tới chức năng và khả năng ăn nhai của răng. Thông qua bọc sứ, mọi người có thể tự tin giao tiếp với hàm răng đẹp, hoàn hảo, không còn những khiếm khuyết như trước kia.

Giải đáp: Vì sao bọc răng sứ xong bị lung lay?

Chụp mão sứ lên trên răng thật và cố định bằng keo dán nha khoa là kỹ thuật bọc răng sứ hiện đại

2. Vì sao bọc răng sứ xong bị lung lay?

Thông thường, răng bọc sứ có độ bền và tuổi thọ lên tới hàng chục năm, đặc biệt là khi mọi người biết chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp gặp phải tình trạng bong hoặc lung lay mão sứ do một số nguyên nhân sau đây:

2.1. Vệ sinh răng miệng kém

Một chế độ vệ sinh đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của hàm răng cũng như kéo dài tuổi thọ cho răng sứ. Những người không vệ sinh răng miệng sau khi ăn sẽ khiến mảng bám, thức ăn thừa hình thành nhiều ở vùng kẽ răng. Lâu dần, mảng bám bị vôi hóa gây ra cao răng, ảnh hưởng tới mão sứ và keo dán, khiến mão sứ dễ bị lung lay. Một số trường hợp chải răng sai cách, chà xát quá mạnh cũng có thể tác động và làm bong mão sứ.

2.2. Răng mắc bệnh lý

Trước khi bọc sứ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm bệnh lý nhằm đảm bảo răng miệng khỏe mạnh để có thể phục hình. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát trở lại do rất nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống kém khoa học… Những bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… khiến răng suy yếu dần và làm mão sứ bị lung lay theo.

Tìm hiểu thêm: Những nguy cơ từ trồng răng Implant giá rẻ

Giải đáp: Vì sao bọc răng sứ xong bị lung lay?

Bọc răng sứ xong bị lung lay có thể do một số bệnh lý răng miệng khiến mão sứ không còn khít với cùi răng thật

2.3. Mão sứ kém chất lượng

Mão sứ thường được chế tác từ các chất liệu đặc biệt có độ chắc chắn và an toàn với sức khỏe răng miệng như titan, hợp, kim loại quý… Tuy nhiên, nhiều nha khoa kém uy tín đã lựa chọn các loại mão sứ kém chất lượng, quảng cáo dịch vụ với các mức giá “siêu rẻ”. Điều này dẫn tới tình trạng sau một thời gian ngắn, mão sứ bị biến chất hoặc bị oxy hóa. Nguy hiểm hơn, việc sử dụng mão sứ không an toan, không được kiểm định còn có thể gây kích ứng nướu. Ngoài ra, một số loại keo dán kém chất lượng cũng có thể khiến mão sứ dễ bị lung lay, bong tróc chỉ sau một thời gian nắn sử dụng.

2.4. Kỹ thuật phục hình kém

Bọc răng sứ là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn cao, sử dụng hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo mão sứ được gắn chắc chắn, khớp với cùi răng thật. Tuy nhiên, có rất nhiều bác sĩ nha khoa kém chuyên môn, kỹ thuật phục hình chưa đạt dẫn tới việc mão sứ bị lệch so với cùi răng, thừa keo dán, hở mão sứ… Trong quá trình ăn nhai, tình trạng sai lệch này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và hậu quả là bị lung lay, bong mão sứ.

3. Khắc phục bong răng sứ

Mão sứ lung lay trong thời gian dài khiến thức ăn dễ dàng bị mắc vào các kẽ hở, lâu dần sẽ gây bong tróc mão sứ. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh lý nha khoa. Do vậy, ngay khi phát hiện mão sứ không khớp với răng thật, có kẽ hở hoặc có hiện tượng lung lay, mọi người cần phải thông báo ngay cho bác sĩ nha khoa để có hướng xử trí kịp thời. Giải pháp khắc phục tình trạng bong mão sứ được các bác sĩ thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

– Đối với trường hợp bị bong mão sứ cho kỹ thuật kém, dùng mão sứ, keo dán kém chất lượng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mão sứ cũ và tiến hành gắn mão sứ mới chất lượng, cố định lại bằng keo dán và điều chỉnh vị trí sao cho mão sứ khớp với cùi răng thật nhất.

– Trường hợp bị lung lay mão sứ do bệnh lý, việc điều trị dứt điểm bệnh là vô cùng cần thiết để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Điều trị có thể sử dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) hoặc thực hiện phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật) tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

– Hướng dẫn mọi người cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống để làm sạch mảng bám, loại bỏ thức ăn thừa. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ lấy cao răng định kỳ từ 2-3 lần/năm để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây bệnh nha khoa.

– Tư vấn về chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe răng miệng như vitamin A, D, C, E…

– Hẹn lịch thăm khám thường xuyên để kiểm soát sức khỏe răng miệng và tuổi thọ của mão sứ.

Giải đáp: Vì sao bọc răng sứ xong bị lung lay?

>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Khắc phục tinh trạng bong răng sứ bằng việc điều trị dứt điểm bệnh lý, bọc lại mão sứ mới chất lượng

Nhìn chung, bọc răng sứ xong bị lung lay có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để bảo vệ sức khỏe hàm răng cũng như kéo dài tuổi thọ răng bọc sứ, mọi người nên lựa chọn phục hình tại cơ sở nha khoa uy tín, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *