Sâu răng là bệnh lý răng miệng 75% dân số Việt Nam mắc phải. Trong đó, răng hàm dễ bị sâu hơn răng cửa. Để điều trị sâu răng hàm, chuyên gia nha khoa thường chỉ định phương pháp hàn. Vậy, hàn răng hàm bị sâu có đau không? Cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Hàn răng hàm bị sâu có đau không?
1. Tại sao cần hàn răng hàm bị sâu?
Miệng chúng ta luôn luôn tồn tại một loại vi khuẩn, gọi là Streptococcus mutans. Hoạt động sống của Streptococcus mutans sẽ chuyển hóa đường (có trong đồ ăn thức uống còn sót lại trong miệng) thành acid. Ngày qua ngày, acid sẽ ăn mòn men răng, ngà răng và tủy răng. Tình trạng 3 lớp của răng bị tổn thương do acid gọi là bệnh lý sâu răng.
Từ khái niệm sâu răng, chúng ta có thể thấy bệnh có 4 giai đoạn:
– Sâu men răng: Trong giai đoạn này, acid mới tấn công men, tạo ra các điểm thương tổn màu nâu hoặc đen trên bề mặt răng.
– Sâu ngà răng: Đây là giai đoạn, 1 điểm hoặc 1 vùng men răng đã tiêu biến hoàn toàn, để lộ lớp ngà bên dưới. Lúc này, lớp ngà là đối tượng trọng điểm bị acid tấn công.
– Viêm tủy: Bắt đầu khi lớp ngà đã “chết”, acid tiến hành công phá tủy răng.
– Chết tủy: Tủy răng tổn thương nặng nề và có nguy cơ hoại tử 100% cực kỳ cao.
Ở giai đoạn cuối của sâu răng, tủy tổn thương nặng nề và có nguy cơ hoại tử cực kỳ cao
Số lượng bệnh nhân sâu răng là quá lớn. Dường như, đây chính là lý do khiến hầu hết mọi người vô cùng “coi thường” bệnh lý này. Tuy nhiên, trên thực tế, sâu răng có thể tiến triển đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, một số biến chứng tiêu biểu có thể kể đến là:
– Viêm xương hàm: Khi sâu răng đi tới giai đoạn cuối, dịch tủy chứa mầm bệnh có thể thấm vào các vùng xung quanh chân răng thông qua ống tủy và lỗ chân răng, khiến các vùng này nhiễm bệnh. Bệnh ở các vùng này qua thời gian sẽ làm suy yếu cấu trúc nâng đỡ răng. Hệ lụy tất yếu là xương hàm sẽ bị viêm.
– Viêm nướu: Nếu dịch tủy chứa mầm bệnh không thoát ra ngoài mà ứ đọng ở chân răng; các u, hạt, nang chân răng sớm muộn cũng hình thành. Nếu u, hạt, nang tiếp tục phát triển mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát nào, các ổ mủ sẽ xuất hiện trên nướu.
– Rụng răng: Xảy ra khi toàn bộ cấu trúc nâng đỡ và hệ thống mạch máu nuôi dưỡng răng đã bị phá hủy hoàn toàn bởi dịch tủy chứa mầm bệnh.
Sự tồn tại của những biến chứng tiềm ẩn này đòi hỏi người sâu răng phải kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Hàn răng là một phương pháp xử lý sâu răng hiệu quả. Đây là lý do bệnh nhân cần hàn răng hàm bị sâu.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Double test sàng lọc trước sinh
Răng sâu không được điều trị hoàn toàn có thể bị rụng
2. Hàn răng hàm bị sâu có đau không?
Hàn răng sâu là một kỹ thuật đơn giản, sử dụng các vật liệu nhân tạo an toàn trám vào khoảng trống các mô răng bị sâu để lại. Áp dụng kỹ thuật này, sự phát triển của sâu răng sẽ bị chặn đứng và hình dáng ban đầu của răng sẽ được “tái sinh”. Và bạn có thể yên tâm 100%: Hàn răng hàm bị sâu không hề gây đau.
Theo đó, vật liệu hàn răng có thể được sử dụng là: Composite, xi măng thủy tinh, Amalgam, kim loại (Titan hoặc vàng), sứ.
Quy trình hàn răng bao gồm 8 bước sau:
– Thăm khám: Chuyên gia nha khoa sẽ xác định răng bị sâu và vị trí sâu trên răng. Ở bước này, chuyên gia và bệnh nhân sẽ thống nhất vật liệu hàn răng.
– Vệ sinh răng miệng: Để đảm bảo môi trường vô khuẩn, chất lượng và tính thẩm mỹ của miếng hàn cũng như giúp bác sĩ dễ dàng thao tác hơn.
– Gây tê tại chỗ: Tạo điều kiện tối đa để bệnh nhân có thể trải qua một công cuộc hàn răng “không khó chịu chút nào”
– Làm sạch lỗ sâu: Đây là bước chuyên gia sử dụng thiết bị chuyên dùng để lấy hết thức ăn giắt trong lỗ sâu cũng như nạo sạch tổ chức sâu trên răng.
– Tạo hình lỗ sâu: Bước này được thực hiện nhằm đảm bảo vật liệu hàn bám tốt trên bề mặt răng.
– Đặt lớp lót đáy: Tránh tình trạng răng ê buốt sau hàn, bác sĩ sẽ đặt một lớp xi măng ở đáy lỗ sâu để bảo vệ tủy.
– Hàn răng: Thực hiện lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu đã được lựa chọn trước đó.
– Hoàn thiện: Khi vật liệu hàn đã cứng, chuyên gia sẽ tiến hành bỏ vật liệu thừa; tái tạo chuẩn xác hình dáng ban đầu của răng.
>>>>>Xem thêm: Khám sàng lọc ung thư phổi và những điều bạn cần biết
Hàn răng sâu là một kỹ thuật đơn giản
Như vậy, hàn răng hàm bị sâu không đau một chút nào. Hy vọng rằng với câu trả lời này, bạn sẽ yên tâm thăm khám và hàn răng với nha sĩ. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi băn khoăn, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.