Mặc dù không gây ra nguy hiểm như viêm gan B, nhưng các triệu chứng của viêm gan A vẫn gây ra cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Vậy có nên tiêm vắc xin viêm gan A không? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả?
Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của mũi tiêm viêm gan A có thể bạn chưa biết
1. Giải đáp: Có nên tiêm vắc xin viêm gan A?
Hiện nay, viêm gan A vẫn là bệnh truyền nhiễm chưa có cách điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ và ngăn ngừa tổn thương gan vĩnh viễn. Đây là lý do tại sao việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan A từ sớm là rất quan trọng và cần thiết.
Bệnh viêm gan siêu vi A thường không gây ra viêm gan mãn tính, do đó nguy cơ diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan cũng thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp bệnh diễn biến nặng và dẫn đến tử vong, đặc biệt ở người già và người bị các bệnh nền như: bệnh gan, suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu.
Vi rút viêm gan A phần lớn lây lan qua đường tiêu hóa do sử dụng thực phẩm và nước uống bị nhiễm virus. Thực phẩm, nước uống, đồ dùng và tay người tiếp xúc với virus viêm gan A có thể là nguồn lây nhiễm.
Vắc xin viêm gan A là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay
Ngoài ra, virus viêm gan A cũng có thể tồn tại trong bể bơi, đồ dùng gia đình, đồ dùng cá nhân, môi trường đất và nguồn nước. Ở người bệnh, virus thường được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu và phân.
Khi tiêu thụ thực phẩm chứa virus viêm gan A, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra viêm gan, ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Với tình trạng thực phẩm ô nhiễm như hiện nay, số lượng người mắc bệnh viêm gan A tại Việt Nam đang có xu hướng tăng. Vì vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A, việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan A là cách phòng ngừa tốt nhất.
Với câu hỏi bên trên: Có nên tiêm vắc xin viêm gan A không? Câu trả lời là: có và bạn nên chủ động thực hiện càng sớm càng tốt.
2. Tiêm vắc xin viêm gan A được khuyến khích với đối tượng nào?
2.1. Ai nên chủ động tiêm vắc xin viêm gan A?
Theo khuyến cáo của Ủy ban Tư vấn về Thực hành chủng ngừa (ACIP), những người sau đây nên được tiêm vắc xin viêm gan A:
– Trẻ em từ 12 tháng – 15 tuổi và người từ 16 tuổi trở lên.
– Bệnh nhân viêm gan mãn tính, những người đang chờ ghép gan hoặc đã được ghép gan.
– Những người mắc bệnh rối loạn yếu tố đông máu cần phải tiêm vắc xin viêm gan A trước khi được điều trị.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp việc trước và sau tiêm vacxin có được uống rượu không
Tiêm phòng viêm gan A nên được thực hiện trên mọi đối tượng, càng sớm càng tốt
– Những người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus viêm gan A và chưa được tiêm vắc-xin viêm gan A trước đây.
– Gia đình người có bệnh nhân nhiễm virus viêm gan A.
– Những người làm việc tại nơi có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A: bệnh viện, quán ăn, sở thú, nơi ở có nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm,..
– Những người sử dụng chất gây kích thích ở dạng thuốc tiêm và không tiêm như viên ngậm, nhai, hít… chung với những người khác.
– Người muốn nâng cao hệ miễn dịch chủ động.
2.2. Liều dùng của vắc xin phòng bệnh viêm gan A
Vắc xin phòng viêm gan A được sử dụng liều lượng tùy theo từng độ tuổi, đối tượng. Hiện nay, lịch tiêm vắc-xin viêm gan A cho trẻ em trên 1 tuổi là tiêm 2 liều cách nhau 6 -12 tháng.
3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin bạn cần lưu ý
Vacxin phòng viêm gan A có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm, thường là những phản ứng nhẹ và rất hiếm khi biến chứng nặng.
Các phản ứng nhẹ thường kéo dài từ 1-2 ngày, bao gồm nhức đầu (có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn), chán ăn (thường xảy ra ở trẻ em) và mệt mỏi (đa phần là ở người lớn).
Một số phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra: khó thở, khàn giọng, khò khè, nổi mề đay, da tái xanh, mệt, chóng mặt hoặc mạch nhanh.
Để đảm bảo an toàn, người tiêm vắc xin cần được theo dõi tại chỗ ít nhất trong 30 phút sau tiêm. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao, thay đổi trong hành vi hoặc dị ứng nặng, các bác sĩ sẽ xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe.
4. Cách chủ động phòng ngừa viêm gan A
Để phòng ngừa virus viêm gan A, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp sau:
– Rửa tay kĩ với xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và nấu nướng. Việc rửa tay sạch sẽ với xà bông và nước ít nhất trong 30 giây là cách hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn và virus.
– Duy trì vệ sinh cá nhân, môi trường và sử dụng nguồn nước sạch để tránh lây lan virus.
– Xử lý tốt phân và chất thải của người bệnh để ngăn ngừa sự lây lan virus qua đường tiêu hóa.
– Nấu chín thức ăn và không ăn thức ăn tái sống để tiêu diệt virus viêm gan A bằng nhiệt độ cao.
– Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bát đũa hay khăn mặt với người mắc bệnh để tránh lây lan qua đường tiếp xúc.
– Thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan A qua đường tình dục.
>>>>>Xem thêm: Tiêm bạch hầu – Vắc xin quan trọng không thể “bỏ quên”
Chủ động tiêm vắc xin là bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân xung quanh
Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp chúng ta tránh được nguy cơ mắc bệnh viêm gan A và bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Vì vậy, bạn hãy chủ động thực hiện tiêm phòng viêm gan A từ sớm tại các cơ sở tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, Phòng tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, mà phòng tiêm còn được đặt trong phòng khám Thu Cúc TCI. Điều này giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng khi tới thực hiện tiêm chủng, nếu gặp bất cứ vấn đề gì đều được khám chữa và chuyển lên phòng khám để xử lý kịp thời.
Để được tư vấn chi tiết về gói tiêm chủng phù hợp với bản thân, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.