Lời khuyên cho bé bị đau mắt đỏ trước khi tiêm chủng

Dịch bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Nhiều trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ ngay sát lịch tiêm vắc xin ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vậy bé đau mắt đỏ có tiêm chủng được không? Các mẹ xem ngay bài viết này để được giải đáp thắc mắc nhé!

Bạn đang đọc: Lời khuyên cho bé bị đau mắt đỏ trước khi tiêm chủng

1. Bé đau mắt đỏ có tiêm chủng được không?

Tiêm chủng là một quá trình quan trọng để dự phòng sức khỏe tương lai cho trẻ, tuy nhiên không phải thời điểm nào các trẻ đều thích hợp để tiêm. Bên cạnh việc tuân thủ tiêm chủng theo đúng độ tuổi, trẻ cần có sức khỏe tốt, không đau ốm, ho sốt, hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính. Ngoài ra, việc tiêm chủng sẽ được bác sĩ quyết định phụ thuộc vào từng loại vắc xin và tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng của trẻ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu, trẻ sẽ không được tiêm.

Lời khuyên cho bé bị đau mắt đỏ trước khi tiêm chủng

Nhiều cha mẹ lo lắng rằng bé đau mắt đỏ có tiêm chủng được không

Đây cũng là lý do tại sao khi đi tiêm phòng, bác sĩ thường kiểm tra kỹ sức khỏe của trẻ, bao gồm đo nhiệt độ, nghe phổi, và hỏi về tình hình sức khỏe của trẻ. Dựa vào thông tin này, bác sĩ mới quyết định tiêm hay không. Trẻ bị ho, sốt hoặc viêm nhiễm sẽ không được tiêm để tránh các phản ứng bất thường sau tiêm.

Đối với trẻ bị đau mắt, điều này thường chỉ ra rằng mắt đang bị nhiễm trùng và cơ thể đang trong tình trạng viêm. Thông thường, trẻ không được tiêm trong trường hợp này. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mức độ đau mắt. Ví dụ, nếu đau mắt chỉ là do nhiễm trùng đơn giản, không có sốt cao, hoặc không có virus hoặc vi khuẩn, có thể tiêm vào phòng. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu sốt, ho, khóc, mệt mỏi và đau mắt đỏ, không được phép tiêm. Việc cố gắng tiêm trong tình trạng này sẽ không mang lại hiệu quả và có thể gây thêm bệnh nặng, gây nguy hiểm và sốc thuốc cho trẻ.

Nhìn chung, khi trẻ bị đau mắt, nghĩa là sức đề kháng của trẻ đã suy giảm. Việc tiêm chủng rong tình trạng này có thể làm trẻ mệt mỏi hơn và mang lại nhiều nguy cơ cho trẻ. Do đó, không nên tiêm vắc xin khi trẻ đang bị đau mắt, nhắm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ.

2. Lưu ý khi chăm sóc trẻ đau mắt đỏ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp chăm sóc để giúp trẻ giảm sự khó chịu và nhanh khỏi bệnh. Từ đó, trẻ có thể nhanh hồi phục và không bỏ lỡ các lịch tiêm phòng quan trọng. Dưới đây là những cách giúp mắt trẻ dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ:

2.1. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khoảng 5 – 7 lần một ngày. Việc này nhằm làm sạch và giảm vi khuẩn trong mắt. Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ và những người thân trong gia đình cũng nên nhỏ mắt 3 – 5 lần mỗi ngày để hạn chế lây lan bệnh đau mắt đỏ.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng sốt sau tiêm uốn ván – Nguyên nhân, cách xử trí!

Lời khuyên cho bé bị đau mắt đỏ trước khi tiêm chủng

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ giúp làm sạch và giảm vi khuẩn trong mắt

Lưu ý rằng mỗi người trong gia đình nên sử dụng một lọ nước muối sinh lý riêng, không sử dụng chung để tránh lây lan bệnh.

2.2. Gia tăng sức đề kháng cho trẻ

Các bệnh do virus gây ra như đau mắt đỏ ở trẻ em thường không có thuốc đặc trị mà các thuốc điều trị chỉ có tác dụng giảm bớt sự khó chịu mà bệnh gây ra. Phương pháp phòng bệnh và điều trị tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi sức đề kháng yếu, cơ thể trẻ dễ mệt mỏi, uể oải và tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.

Những điều cha mẹ nên làm để nâng cao sức đề kháng cho trẻ:

– Mẹ nên tăng cường cho con ăn nhiều trái cây và thực phẩm giàu vitamin A và C để tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh phục hồi.

– Đối với trẻ đang bú mẹ, khi bị đau mắt đỏ hoặc các bệnh do virus, mẹ nên cho con bú thường xuyên và bú càng nhiều càng tốt.

– Nếu đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên ăn những sản phẩm thực sự giúp bổ sung sức đề kháng kháng cho bản thân. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua sữa mẹ.

2.3. Vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày

– Bước 1: Cha mẹ rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.

– Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý và 2 miếng gạc vô khuẩn để sử dụng cho từng vùng mắt.

– Bước 3: Thấm ướt gạc vô khuẩn với nước muối sinh lý, nhẹ nhàng lau cho trẻ từ đầu đến đuôi mắt.

Mỗi ngày, mẹ có thể vệ sinh mắt cho con 3 lần vào buổi sáng, chiều và tối sau khi trẻ dậy ngủ. Sau đó, mẹ có thể lau mặt cho bé bằng một chiếc khăn ấm. Lưu ý, mẹ cần đảm bảo sử dụng khăn riêng cho bé và sau khi sử dụng cần giặt sạch và phơi khô.

2.4. Lời khuyên cho bé bị đau mắt đỏ trước tiêm chủng

– Đối với trẻ bị đau mắt đỏ và đang sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ cần tránh tiêm phòng để không làm mất tác dụng thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Chỉ khi con đã hoàn toàn khỏi đau mắt, có sức khỏe tốt và không mắc bệnh bất kỳ bệnh viêm nhiễm nào, mẹ mới cho tiêm vắc xin phòng tiêm.

– Đưa con tới thăm khám sức khỏe bởi các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn phác đồ tiêm chủng phù hợp nhất cho tình trạng của con. Trẻ đang bị đau mắt đỏ chỉ tiêm chủng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

– Nếu cơn đau mắt kéo dài và việc nhỏ nước muối không giảm, mẹ nên đưa bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị tốt nhất, giúp bé sớm hồi phục và tiêm phòng kịp thời.

Lời khuyên cho bé bị đau mắt đỏ trước khi tiêm chủng

>>>>>Xem thêm: Danh sách các mũi vắc xin cần tiêm phòng khi mang thai

Trẻ bị đau mắt đỏ cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn trước khi tiêm chủng

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bậc phụ huynh vấn đề bé bị đau mắt đỏ có tiêm vắc xin được không. Để con được khám sức khỏe sàng lọc kỹ càng và tư vấn trước tiêm chủng, cha mẹ hãy đưa bé tới ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được thăm khám và chỉ định bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *