Tìm hiểu về hình thể răng trong cung hàm

Khi trưởng thành, mọi người có thể có từ 28-32 chiếc răng trong cung hàm. Răng có vai trò quan trọng trong việc nghiền thức ăn, phát âm và đảm bảo thẩm mỹ khuôn mặt. Cùng tìm hiểu về hình thể răng một cách chi tiết ngay trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hình thể răng trong cung hàm

1. Răng là gì?

Trong cơ thể con người, răng là hệ cơ quan vô cùng đặc biệt, có thời gian hình thành và hoàn thiện dài nhất. Từ lúc bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc quá trình mọc răng có thể kéo dài lên tới 17-25 năm. Ở giai đoạn đầu, trẻ em sẽ mọc các răng sữa cơ bản. Sau đó, trẻ sẽ trải qua giai đoạn thay răng và mọc các răng vĩnh viễn, tồn tại chắc chắn trên hàm của người trưởng thành.

Răng là phần phụ cứng trong khoang miệng với chức năng chính là nghiền nhỏ thức ăn. Hình thể răng khá đặc biệt để có thể đảm nhiệm chức năng ăn nhai cơ bản giúp nuôi sống cơ thể.

Cũng như các cơ quan khác, răng đảm nhiệm vai trò quan trọng để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Cụ thể, phải kể tới các chức năng chính của răng như:

– Chức năng ăn nhai: Toàn bộ hàm răng đảm nhiệm chức năng chính là cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn để nuôi sống cơ thể. Trong đó, nhiệm vụ của răng cửa là cắn nhỏ thức ăn để quá trình nhai diễn ra dễ dàng. Nhiệm vụ của răng tiền hàm và răng hàm là nghiền nhỏ thức ăn để dễ nuốt.

– Chức năng thẩm mỹ: Răng cửa và răng nanh nằm ở phía ngoài, dễ dàng lộ khi mọi người ăn uống cười nói. Do vậy, hàm răng đều đẹp sẽ cải thiện sắc thái khuôn mặt, giúp mọi người tự tin hơn khi cười.

– Chức năng phát âm: Răng, lưỡi là cơ quan ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát âm của con người. Một hàm răng nhiều khiếm khuyết, khấp khểnh, lệch lạc có thể khiến mọi người phát âm không chuẩn, dễ dẫn tới tình trạng nói ngọng.

Tìm hiểu về hình thể răng trong cung hàm

Răng có cấu trúc tương tự mô xương cứng, cắm chặt vào phần xương hàm

2. Hình thể răng

Giải phẫu hình thể răng cho thấy, răng có cấu tạo gồm hai phần cơ bản là: Thân và chân răng. Thân răng là phần có thể nhìn thấy bằng mắt thường, còn chân răng nằm sâu trong xương ổ răng. Một chiếc răng có thể có từ 2-4 chân răng.

2.1. Men răng

Tổ chức cứng nhất và có tỉ lệ muối vô cơ cao nhất, lên tới 96% trong số các tổ chức rắn của cơ thể. Ngoài ra, men răng còn được tạo nên bởi một số thành phần như muối cacbonat, MgCO3, clorua, florua, sunfat natri và kali. Các thành phần hữu cơ chỉ chiếm 1%, chủ yếu là: lysin arginin và axit amin histidine.

Men răng thường có tính cứng, giòn, có khả năng cản được tia X. Trong trạng thái bình thường, men răng có màu trong mờ, ngấm vôi tốt, có thể nhìn thấy phần ngà răng ở dưới.

Ở giai đoạn mới mọc, men còn non chứa tới 30% là chất hữu cơ, nước. Khi men răng đã già đi, chất vô cơ tăng tỷ lệ, sát nhau hơn và có thể ngấm dần các chất vi lượng như flour.

2.2. Ngà răng

Tổ chức chiếm khối lượng lớn nhất ở thân răng với chức năng bao bọc, bảo vệ tủy. Ở trạng thái bình thường, ngà răng không lộ ra ngoài do được bao bọc bởi men răng. Đây cũng là tổ chức ít rắn, chung giãn hơn, khó dễ vỡ hơn men răng.

Lớp ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, đàn hồi cao, có tính xốp và thấm. Thành phần của lớp ngà có tới 70% là các chất vô cơ như photphat 3, canxi apatit, 32H2O. Ngoài ra, ngà răng còn chứa cacbonat canxi, fluor, Magie, thành phần hữu cơ và nước.

Tìm hiểu về hình thể răng trong cung hàm

Hình thể răng với phần men răng ở phía ngoài cùng và ngà răng ở sau men răng

2.3. Tủy răng

Tổ chức nằm trong hốc tủy ở giữa răng được gọi là tủy răng. Tủy răng có chức năng nuôi dưỡng răng và dẫn truyền cảm giác. Do vậy, khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, mọi người thường cảm thấy ê buốt, khó chịu. Tủy kéo dài từ thân cho tới cuối chân răng,. ở mỗi chân đều có lỗ mở, tiếp giáp với xương hàm. Thông qua lỗ mở, mạch máu, hệ thống dây thần kinh xương hàm sẽ kết nối với ống tủy.

Thành phần của tủy bao gồm:

– Thành phần tế bào chứa các nguyên bào ngà, sợi, tế bào chưa biệt hóa và các tế bào bảo vệ.

– Thành phần sợi và các chất căn bản chứa lưới sợi, tơ sợi, bó sợi collagen.

– Mạch máu tủy đi qua các lỗ chóp, chia răng thành nhiều chân qua vùng chẽ chia đôi.

– Tĩnh mạch đi qua cuống răng để ra ngoài giúp kết cấu bên trong tủy có thể tuần hoàn chậm lại, tốt cho sự trao đổi và chuyển hóa.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí để chọn lựa phòng khám nha khoa chuẩn, uy tín

Tìm hiểu về hình thể răng trong cung hàm

Tủy răng nằm trong buồng tủy, chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác

3. Phân loại các nhóm răng

Hình thể răng trông như thế nào còn phụ thuộc vào việc đó là răng gì trong hàm. Về cơ bản, răng được các chuyên gia phân chia thành các nhóm chính cụ thể như sau:

3.1. Nhóm răng cửa

Nhóm răng cửa bao gồm 8 chiếc răng đó là 4 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới. Răng được xếp thành một hàng thẳng, có một chân hình chóp, mặt ngoài lồi, mặt trong lõm. Về cơ bản, răng cửa hàm trên thường to hơn so với hàm dưới. Chiều cao của răng cửa như nhau, tạo nên tính thẩm mỹ cho khuôn miệng của mọi người khi cười.

3.2. Nhóm răng nanh

Răng nanh có tổng cộng 4 chiếc, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Răng mọc ở góc xương hàm, phân chia cung hàm thành 2 phần tương xứng trước và sau. Răng nanh có 2 rìa hợp với nhau thành góc, đảm nhiệm chức năng cắn xé và có chân răng dài nhất.

3.3. Nhóm răng hàm nhỏ

Răng hàm nhỏ có tổng cộng 8 chiếc, 4 chiếc hàm trên, 2 chiếc hàm dưới. Răng mọc ngay sau răng nanh, có thân hình khối vuông, trên mặt nhai có 2 núm. Răng hàm nhỏ đảm nhiệm chức năng ăn nhai cơ bản của hàm răng.

3.3. Nhóm răng hàm lớn

Nhóm răng này có số lượng nhiều nhất, lên tới 12 chiếc với 6 chiếc đối xứng nhau trên cả hai hàm. Răng hàm lớn có kích thước lớn, nhiều chân răng, đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính.

Dưới đây là vị trí và hình thể răng cơ bản của các răng trong cung hàm của người trưởng thành:

Tìm hiểu về hình thể răng trong cung hàm

>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung gây đau bụng dưới: Nguyên nhân và cách điều trị

Các nhóm răng cơ bản trong cung hàm của người trưởng thành

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi tìm hiểu về hình thể răng. Về cơ bản, răng là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng nên cần được chăm sóc khoa học và đúng cách để bảo vệ sức khỏe hàm răng một cách toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *