Khuyến cáo thời điểm tiêm ngừa uốn ván cho từng đối tượng

Bệnh uốn ván được đánh giá là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không chủ động phòng ngừa. Tiêm phòng uốn ván là một cách bảo vệ hiệu quả hiện nay. Vậy tiêm ngừa uốn ván khi nào là thích hợp? Bài viết này sẽ chỉ ra thời điểm tiêm ngừa phù hợp với từng đối tượng, đừng bỏ qua nhé.

Bạn đang đọc: Khuyến cáo thời điểm tiêm ngừa uốn ván cho từng đối tượng

1. Bệnh uốn ván – Nguy hiểm với mọi đối tượng

Bệnh uốn ván là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Bệnh không mang tính chất theo mùa, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

1.1. Nhiễm bệnh uốn ván do đâu?

Nhiễm khuẩn xảy ra khi bào tử của vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua:

– Các vết thương trên da bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật.

– Các vết cắn của động vật.

– Vết bỏng.

– Gãy xương phức tạp (chấn thương hở).

– Vết thương nhẹ do bị gai đâm.

Ngoài ra, một số trường hợp mắc uốn ván còn liên quan đến bệnh lý nội khoa như:

– Vết thương do viêm tai giữa, chảy mủ tai.

– Chàm da mạn tính.

– Sâu răng.

– Vết loét lâu lành.

Một số trường hợp khác có thể kể đến như: thai phụ mắc bệnh sau phẫu thuật nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh; hoặc trẻ sơ sinh mắc bệnh do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc sạch sẽ và băng đầu rốn không vô khuẩn.

Khuyến cáo thời điểm tiêm ngừa uốn ván cho từng đối tượng

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương trên da

1.2. Triệu chứng bệnh

Khi bị nhiễm bệnh uốn ván sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau:

– Cơ nhai và các cơ ở mặt trở nên co cứng.

– Cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng cũng bị co cứng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương.

– Người cong ưỡn ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước.

– Co giật toàn thân xảy ra do bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn…

– Với trẻ sơ sinh thì có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, sốt, đổ mồ hôi,….. Đặc biệt, lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại (dấu hiệu cứng hàm). Sau đó, trẻ có hiện tượng co giật và co cứng, uốn cong người, đầu ngả ra sau, hai tay khép chặt kèm theo sốt, rối loạn tiêu hóa.

2. Vì sao nên tiêm ngừa uốn ván sớm?

Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh trong khoảng 3-10 ngày, nhưng một vài trường hợp có thể đến 3 tuần. Khi thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ dẫn tới tử vong càng cao. Nếu phát hiện và can thiệp kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Co thắt thanh quản: khó thở, ngạt thở, suy hô hấp.

– Rách cơ và gãy xương.

– Động kinh.

– Viêm phổi.

– Suy thận.

Với trẻ nhỏ thì các cơn co thắt có thể khiến trẻ co gồng đến gãy xương.

Do đó, những người chưa từng tiêm chủng uốn ván hoặc tiêm chủng chưa đủ 3 liều thì cần chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa đầy đủ.

Tìm hiểu thêm: Liều lượng sử dụng vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung

Khuyến cáo thời điểm tiêm ngừa uốn ván cho từng đối tượng

Cần chủ động tiêm phòng uốn ván để cơ thể không bị nhiễm bệnh

3. Tiêm ngừa uốn ván khi nào ở từng đối tượng?

Việc tiêm ngừa uốn ván được khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em, người trưởng thành, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Liệu trình cơ bản gồm 3 – 4 mũi tùy thuộc vào mỗi quốc gia, tiêm nhắc lại sau 10 năm.

Vậy với mỗi đối tượng riêng biệt thì chích ngừa uốn ván khi nào là phù hợp?

3.1. Phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa uốn ván khi nào?

Phụ nữ mang thai là đối tượng được khuyến cáo tiêm vacxin ngừa uốn ván để phòng bệnh cho cả mẹ và con. Sau khi tiêm, trong cơ thể người mẹ sẽ hình thành kháng thể và truyền cho thai nhi để bảo vệ trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh. Đồng thời cũng bảo vệ cho chính người mẹ trong suốt quá trình sinh đẻ.

Phụ nữ đang mang thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vacxin được tiêm cách nhau 1 tháng. Liều thứ 2 cần tiêm trước khi sinh ít nhất trước 1 tháng. Những lần mang thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liệu trước khi sinh 1 tháng.

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì cần tiêm đủ 3 liều ngừa uốn ván. Liều 2 cách liều đầu tiên là 1 tháng, liều 3 cách liều 2 là 6 tháng.

Hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai vẫn còn nghi ngại đến vấn đề này vì lo rằng vacxin sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, thực tế thì vacxin uốn ván được chứng minh hoàn toàn vô hại nên các mẹ bầu hãy yên tâm và chích ngừa đầy đủ.

2.2. Đối với trẻ em

Trẻ em là đối tượng được khuyến cáo tiêm vacxin 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó có vacxin uốn ván. Trong vòng 1 tuổi, trẻ được tiêm đủ liều cơ bản với 3 mũi vacxin 5 trong 1. Khi trẻ được 18 tháng tuổi, trẻ tiêm nhắc lại vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván. Sau 5 – 10 năm thì tiêm 1 liều vacxin nhắc lại.

Vì trẻ em vốn hiếu động nên rất dễ bị thương ngoài da trong quá trình chạy nhảy, chơi đùa. Do đó, cha mẹ cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ cũng như duy trì lịch tiêm nhắc lại để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Khuyến cáo thời điểm tiêm ngừa uốn ván cho từng đối tượng

>>>>>Xem thêm: Vắc xin sống giảm độc lực và những điều bạn cần biết

Trẻ em cần được tiêm uốn ván trong vòng 1 tuổi

2.3. Người lớn nên tiêm ngừa uốn ván khi nào?

Với người lớn chưa bao giờ tiêm ngừa uốn ván thì nên đến bác sĩ để được khám sàng lọc và tư vấn. Thông thường, tiêm vacxin uốn ván đầy đủ 3 liều, 2 liều đầu cách nhau ít nhất 1 tháng và hoàn thành nốt liều cuối từ 6 đến 12 tháng sau liều thứ 2.

Với người lớn đã tiêm đủ liều vacxin ngừa uốn ván cơ bản thì cứ 5 – 10 năm cần tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch. Nếu quên lịch tiêm nhắc lại thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Khi vi khuẩn uốn ván tấn công vào cơ thể thành công thì lúc này hiệu quả chích ngừa bệnh không còn đạt được mức bảo vệ tốt nhất.

Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề “Tiêm ngừa uốn ván khi nào là thích hợp với từng đối tượng?”. Các đối tượng cần chủ động tiêm phòng càng sớm càng tốt để có thể bảo vệ bản thân không bị nhiễm bệnh. Nếu còn lo lắng hoặc thắc mắc xung quanh việc tiêm uốn ván, bạn hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn kỹ lưỡng!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *