4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

Viêm màng não là một bệnh lý có tính nguy hiểm rất cao, có thể để lại những di chứng về thần kinh nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Với tính chất nguy hiểm của bệnh lý này thì việc tiêm vắc xin viêm màng não mủ có vai trò rất quan trọng, được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh tối ưu tính tới thời điểm hiện tại.

Bạn đang đọc: 4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

1. Đôi nét về bệnh lý viêm màng não

1.1. Định nghĩa

Màng não là lớp màng mỏng bao phủ ngoài giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Khi người bệnh mắc viêm màng não, lớp màng bao quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng. Tình trạng này sẽ làm hình thành nên mủ trong hệ thần kinh trung ương. Bệnh lý này thường diễn biến theo mùa, bùng phát mạnh nhất vào mùa đông xuân và có nguy cơ phát triển nhanh gây nhiều nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị kịp thời.

Người mắc bệnh này có thể bị đột quỵ, tổn thương não, mất thính giác hoặc có thể bị động kinh, liệt hệ vận động, sa sút trí nhớ, rối loạn phát triển trí tuệ,… Đối với phụ nữ có thai, nếu không may mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có khả năng bị hư thai rất cao.

4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

Viêm màng mão có nguy cơ phát triển nhanh gây nhiều nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị kịp thời

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên dân dẫn tới bệnh lý này có thể do nhiễm virus Hib, mô cầu, ký sinh, virus hoặc do nấm. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới viêm màng não do vi khuẩn Hib có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua hắt hơi, ho hoặc qua tuyến nước bọt. Bởi loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trong mũi và họng của người bệnh.

Nếu cơ thể phản ứng lại, huyết tương, các bạch cầu và những yếu tố chống nhiễm trùng khác vào màng não sẽ gây ra phù não. Sau đó có thể dẫn tới giảm lượng máu tới não. Đối với một số người thuộc đối tượng nguy cơ sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn như:

– Người trên 60 tuổi.

– Người nghiện rượu nặng, bị ung thư hoặc đang thực hiện hóa trị.

– Người ghép tạng, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc đái tháo đường.

– Người sử dụng thuốc tại đường tĩnh mạch.

– Người có tiếp xúc với người mắc viêm màng não.

1.3. Dấu hiệu của viêm màng não mủ

Dấu hiệu của bệnh lý này có một số khác nhau giữa trẻ nhỏ và người lớn:

Đối với trẻ nhỏ

– Với trẻ sơ sinh: Biểu hiện qua việc bỏ bú, biếng ăn, sốt cao, quấy khóc liên tục, co giật hoặc cơ thể tím tái.

– Với trẻ em: Có một số biểu hiện như sốt nhẹ, đau đầu, cứng cổ (không thể cúi đầu), buồn ngủ, nôn ói, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng…

Đối với người lớn

– Triệu chứng thường gặp với người lớn là: Sốt, đau đầu dữ dội, cứng gáy, sợ ánh sáng, chán ăn, phát ban, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, thay đổi tính cách…

– Một số dấu hiệu rối loạn chức năng não như: Lơ mơ, lú lẫn, hôn mê cấp tính trong vài giờ tới vài ngày hoặc có thể kéo dài hơn.

2. Một số thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

2.1. Vắc xin viêm màng não mủ gồm những loại nào?

Có rất nhiều chủng vi khuẩn có thể gây nên bệnh lý viêm màng não mủ và cũng có những loại vắc xin khác nhau để có thể ngăn ngừa bệnh lý này.

Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae tuýp B) là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý viêm phổi nặng và viêm màng não mủ. Viêm màng não mủ do Hib để lại những biến chứng nguy hiểm.

Từ khi vắc xin viêm màng não mủ phòng Hib được sử dụng rộng rãi, tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi và viêm màng não mủ đã giảm đi đáng kể. Các loại vắc xin phòng bệnh Hib bao gồm:

– Vắc xin Pentaxim 5 trong 1, phòng 5 bệnh lý: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi – viêm màng não mủ do Hib. Chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến tròn 2 tuổi.

– Vắc xin phối hợp 5 trong 1 Quinvaxem: Được sử dụng chủ yếu làm vắc xin tiêm nhắc lại cho trẻ trên 1 tuổi (đối với trẻ trên 1 tuổi đã tiêm nhắc lại mũi thứ 4 bằng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thì không cần tiêm loại vắc xin này).

– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, phòng ngừa 6 bệnh lý: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bệnh viêm phổi – viêm màng não mủ. Thường được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tới 2 tuổi. Sau khi tiêm 2 mũi vắc xin này, nên tiêm mũi nhắc lại sau mũi tiêm cuối ít nhất 6 tháng và vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 13.

– Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim: Thường được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.

Đối với 3 loại vắc xin Pentaxim, Infanrix Hexa và Hexaxim các mũi tiêm đều được thực hiện vào thời điểm trẻ 2 – 3 – 4 tháng và tiêm nhắc lại lúc trẻ 16 – 18 tháng. Các loại vắc xin phối hợp sẽ giúp giảm số mũi tiêm phòng cho trẻ và tiết kiệm tối đa thời gian.

Tìm hiểu thêm: Vacxin MMR II và 4 điều cần biết khi tiêm vacxin cho trẻ

4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

Các loại vắc xin phối hợp sẽ giảm số mũi tiêm phòng cho trẻ và tiết kiệm tối đa thời gian

2.2. Vấn đề nên lưu ý khi tiêm vắc xin viêm màng não mủ cho trẻ

Khi thực hiện tiêm phòng viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý một số điều để đảm bảo hiệu quả của vắc xin:

– Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính hay sốt thì không nên thực hiện tiêm phòng ngừa.

– Thông báo trước với bác sĩ về tiền sử bệnh lý hoặc dị ứng, những phản ứng mạnh đối với lần tiêm trước.

– Sau khi tiêm nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể và tiến hành theo dõi sức khỏe tối thiểu 24 giờ sau tiêm.

– Trẻ có thể sẽ xuất hiện tình trạng đau, sưng đỏ tại vị trí vết tiêm, chán ăn, sốt nhẹ,… nhưng đây là cacs biểu hiện bình thường.

– Nếu trẻ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: Tiêu chảy, nôn, tụ máu, nổi ban, sốt cao trên 38.5 độ C thì nên tới cơ sở y tế để can thiệp xử lý kịp thời.

4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

>>>>>Xem thêm: 4 Mũi vacxin nên tiêm phòng bệnh mùa mưa bão

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm vắc xin từ 24 – 48 giờ

Để phòng ngừa viêm màng não và các biến chứng bệnh nguy hiểm thì nên chủ động tiêm vắc xin theo đúng lịch và chỉ định của bác sĩ. Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cụ thể về bệnh viêm màng não và vắc xin phòng ngừa bệnh lý này. Nếu bạn cần giải đáp thêm những thông tin về các loại vắc xin, hãy liên hệ ngay với TCI để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *