Chăm sóc răng miệng cho trẻ cần được chú trọng và thực hiện từ sớm để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng tìm hiểu về các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các bé ngay trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
1. Tác hại khi không chăm sóc răng miệng cho bé
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày có thể là thách thức đối với các bạn nhỏ vì khả năng vận động và nhận thức về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng còn hạn chế. Bởi vậy, trẻ nhỏ không vệ sinh răng miệng đúng cách thường dễ gặp phải tình trạng:
– Sâu răng: Chế độ ăn nhiều đồ ngọt từ bánh kẹo, sữa và các loại thực phẩm tích tụ ở kẽ răng không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công tới các tổ chức răng, gây ra tình trạng sâu răng.
– Viêm lợi: Cũng tương tự như sâu răng, vi khuẩn tấn công vào các mô nướu sẽ khiến trẻ dễ bị viêm lợi, chảy máu chân răng. Nghiêm trọng hơn, nếu viêm lợi không được xử trí kịp thời, trẻ sẽ dễ bị tụt lợi, viêm nha chu nặng và có thể dẫn tới mất răng.
– Hôi miệng: Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn có hại không chỉ gây tổn thương men răng và nướu mà còn sản sinh ra các mùi khó chịu trong khoang miệng của bé.
– Lệch lạc răng: Vệ sinh răng miệng không đúng cách cùng với các thói quen có hại hư mút tay, cắn nắp chai… sẽ có thể gây ra tình trạng răng hô, răng khấp khểnh. Ngoài ra, răng miệng mắc bệnh lý cũng sẽ cản trở sự thay răng và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.
– Gây bệnh lý toàn thân: Miệng và vòm họng là các cơ quan cửa ngõ, dễ dàng tác động vào các cơ quan khác trong cơ thể. Trẻ không được vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ có nguy cơ cao mắc viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…
Không chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…
2. Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ
2.1. Từ 0 – 6 tháng
Ở giai đoạn này, trẻ còn rất nhỏ và chưa có răng nên việc vệ sinh cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tỉ mỉ:
– Vệ sinh miệng cho bé bằng một miếng gạc hoặc vải mềm, sạch. Nhúng gạc vào nước ấm và lau nhẹ nhàng nướu của bé sau khi ăn hoặc trong lúc tắm cho bé.
– Mẹ cần hạn chế ăn đồ chứa quá nhiều đường, gia vị cay nồng để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa khi cho bé ti.
– Nếu trẻ mọc răng, cần ngăn trẻ cho tay vào miệng để hạn chế vi khuẩn có hại tấn công.
Nhúng gạc vào nước ấm và lau nhẹ nhàng nướu của bé sau khi ăn hoặc trong lúc tắm cho bé
2.2. Từ 6-18 tháng
Trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng sữa nên việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đóng vai trò rất quan trọng cho cả quá trình phát triển sau này:
– Hạn chế để trẻ ti bình liên tục quá nhiều lần trong ngày hoặc trong lúc ngủ.
– Vệ sinh khoang miệng, rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 lần/ngày.
– Ngăn trẻ có các thói quen mút tay, ngậm đồ chơi để không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng miệng.
– Cho trẻ uống đủ nước theo thể trạng và tháng tuổi theo khuyến cáo.
2.3. Từ 18-24 tháng
– Thời điểm này trẻ đã mọc răng sữa, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách chải răng nhẹ nhàng mỗi ngày.
– Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng dành cho trẻ, lượng kem vừa phải.
– Hướng dẫn trẻ súc miệng kỹ sau mỗi lần chải răng.
– Giảm bớt các bữa ăn phụ, đồ ăn ngọt, chứa nhiều dầu mỡ.
– Cần tránh cho trẻ uống nhiều nước ngọt, đồ uống có gas…
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc răng phủ sứ bạn đã biết chưa?
Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng dành cho trẻ, lượng kem vừa phải
2.4. Từ 2-5 tuổi
– Hướng dẫn con đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần sau khi ăn và sau khi ngủ dậy.
– Sử dụng kem đánh răng có chứa flour vừa phải, chải sạch nhẹ nhàng các mặt của răng.
– Súc miệng thật sạch, chải cả mặt lưỡi để loại bỏ tối đa vi khuẩn trong khoang miệng.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, hạn chế các loại thức ăn nhanh, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
2.5. Từ 6-12 tuổi
– Giai đoạn này, trẻ đã thay răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn nên cần được vệ sinh thường xuyên mỗi ngày.
– Trẻ cần phải đánh răng đều đặn từ 2-3 lần hằng ngày và sử dụng kem đánh răng phù hợp.
– Súc miệng sạch bằng nước hoặc nước muối sinh lý để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ uống có gas…
– Đeo các khí cụ tiền chỉnh nha đúng cách và đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Trẻ cần phải đánh răng đều đặn từ 2-3 lần hằng ngày và sử dụng kem đánh răng phù hợp
3. Khám nha khoa định kỳ
Trẻ em cần được đưa đi kiểm tra răng miệng tổng quát ít nhất 6 tháng/lần. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa cao như ăn nhiều đồ ngọt, béo phì, đề kháng kém… cần được thăm khám thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Khám răng định kỳ là việc các bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Đồng thời trong quá trình thăm khám, các bé cũng sẽ được bác sĩ làm sạch răng miệng bằng việc lấy cao răng. Nếu trẻ mắc các bệnh lý, điều trị từ sớm là cách tốt nhất giúp sức khỏe răng miệng phục hồi nhanh chóng. Bởi vậy, khám nha khoa định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết đối với sức khỏe răng miệng toàn diện của trẻ.
Sau khi hoàn tất thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học để trẻ có thể áp dụng tại nhà. Bố mẹ cần sát sao và hướng dẫn trẻ về tầm quan trọng của việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách.
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Viêm nướu răng có nguy hiểm không?
Trẻ em cần được đưa đi kiểm tra răng miệng tổng quát ít nhất 6 tháng/lần
Ngay từ khi trẻ mới chào đời, một chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hàm răng phát triển đúng cách, đều đặn, thẩm mỹ và ngăn ngừa các yếu tố bệnh lý. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần phải kiên trì trong việc hướng dẫn trẻ cách vệ sinh, chăm sóc răng. Đối với trẻ lớn hơn, hãy cho trẻ biết nhiều về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.