Bia nếu uống với liều lượng vừa phải thì có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho nhiều người. Vậy phụ nữ có thai uống bia được không? Và loại đồ uống này sẽ tác động đến em bé trong bụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin thông qua bài viết dưới dây.
Bạn đang đọc: Có thai uống bia được không?
1. Tác dụng của bia đối với sức khỏe
Khi uống bia với liều lượng vừa phải và đều đặng, chị em sẽ nhận được một số tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Bia làm tăng cholesterol HDL tốt và giàm cholesterol LDL xấu. những người uống bia có thể giảm từ 40-60% nguy cơ bị đau tim so với người không uống bia.
Uống một lượng bia vừa phải thực sự sẽ giúp cho xương chắc khỏe hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra uống bia giúp mật độ xương của phụ nữ cao hơn. Mật độ silicon cao có trong bia có thể góp phần làm cho mật độ xương dày hơn.
Bia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em.
Uống một cốc bia mỗi ngày giúp phụ nữ giảm nguy cơ bị tiểu đường type 2 và cải thiện chức năng não. Các nghiên cứu cho biết những người uống bia ít mắc bệnh Alzheimer và mất trí nhớ hơn so với những người không uống bia.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ uống một lượng bia vừa phải có huyết áp thấp hơn so với những người uống các loại rượu mạnh khác.
Bia thông thường có chất xơ, vitamin B, canxi, magie và selen (một chất chống oxy hóa quan trọng). Một nghiên cứu của Hà Lan chỉ ra rằng những người uống bia có nồng độ vitamin B6 cao hơn 30% so với những người không uống. Vitamin B12 có trong bia giúp ngăn ngừa thiếu máu.
2. Có thai uống bia được không?
Các chuyên gia đều khuyên có thai không nên uống rượu, bia.
– Các chuyên gia vẫn không chắc chắn uống bao nhiêu bia là an toàn cho phụ nữ mang thai, vì vậy tốt nhất là phụ nữ có thai không uống bia.
– Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng các mẹ bầu hoặc những chị em dự định có thai thì không uống rượu bia để giảm thiểu rủi ro cho em bé.
– Uống bia trong thai kỳ có thể gây ra những tác hại lâu dài cho em bé. Mẹ bầu uống càng nhiều thì nguy cơ càng lớn.
3. Bia tác động đến thai nhi như thế nào?
– Khi mẹ bầu uống rượu, bia, cồn sẽ truyền từ máu qua nhau thai và đến thai nhi. Gan của thai nhi là một trong những cơ quan cuối cùng phát triển và nó sẽ không hoàn thiện cho tới giai đoạn cuối thai kỳ.
– Em bé không thể xử lý cồn tốt như người lớn. Việc tiếp xúc quá nhiều với nhiều cồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
– Uống rượu bia, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và bé sinh ra bị nhẹ cân.
Tìm hiểu thêm: Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?
Mẹ bầu uống nhiều rượu bia trong thai kỳ khiến bé có nguy cơ mắc Hội chứng thai nhi nghiện rượu
– Uống rượu bia sau 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng tới em bé sau khi ra đời. Mẹ uống càng nhiều thì nguy cơ cho bé càng lớn. Những ảnh hưởng bao gồm các khó khăn trong học tập và các vấn đề về hành vi.
– Uống nhiều bia trong thai kỳ có thể khiến em bé bị một căn bệnh có tên Hội chứng thai nhi nghiện rượu. Những đứa trẻ bị Hội chứng thai nhi nghiện rượu sẽ:
Tăng trưởng kém
Có những bất thường về khuôn mặt
Có vấn đề về học tập và hành vi
– Uống bia rượu ít hơn, hoặc chỉ uống nhiều trong những dịp cụ thể có thể làm giảm Hội chứng thai nhi nghiện rượu. Mẹ bầu càng uống nhiều và thường xuyên thì nguy cơ bé mắc bệnh càng cao.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo! Những người dễ mắc ung thư vú nhất
Có thai uống bia được không?
4. Cách tránh rượu bia khi mang thai
Việc tránh uống rượu, bia khi mang thai không hề khó, có nhiều phụ nữ đã không uống đồ có cồn ngay từ khi có ý định mang thai.
Với những chị em phát hiện ra mình có thai ngay sau khi uống rượu, bia ở giai đoạn đầu thai kỳ thì sau đó không nên uống nữa. Trong trường hợp này mẹ cũng đừng lo lắng thái quá vì nguy cơ bé bị ảnh hưởng cũng rât thấp. Nếu cảm thấy không an tâm, mẹ hãy trò chuyện với bác sĩ để có được lời khuyên đúng đắn.thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Có thai uống mật ong được không?
- Còn trinh có thai được không?
- Có thai ăn mít được không?
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.