Cao răng là tổ hợp cặn lắng cứng của các muối vô cơ (bao gồm canxi carbonat và phosphate) kết hợp với các cặn lắng mềm (bao gồm mảnh vụn thức ăn, các khoáng chất trong khoang miệng), vi khuẩn, tế bào chết biểu mô, cặn lắng sắt trong huyết thanh. Vị trí bám của cao răng là bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi. Vậy, có cần thiết phải lấy cao răng không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu câu trả lời của chuyên gia trong bài viết này, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Có cần thiết phải lấy cao răng không?
1. Tổng quan về cao răng
Sau khi ăn khoảng 15 phút, một lớp màng mỏng sẽ xuất hiện, che phủ bề mặt răng. Nếu màng này không được loại bỏ, vi khuẩn sẽ khu trú ngày qua ngày tại đó, làm nó dày lên. Đến một độ dày nhất định, nó được gọi là mảng bám. Ban đầu, mảng bám mềm và có thể dễ dàng được vệ sinh bằng bàn chải, chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Tuy nhiên, nếu tồn tại trên bề mặt răng thời gian dài, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi các muối vô cơ có trong nước bọt và trở nên cứng, rắn. Trạng thái này của mảng bám được gọi là cao răng.
Được mô tả phía trên là cao răng thường. Ngoài chúng, còn một loại cao răng khác nữa, gọi là cao răng huyết thanh. Còn cao răng huyết thanh là cao răng được hình thành như sau: Khi cao răng thường gây viêm lợi, vùng lợi viêm tiết dịch và chảy máu. Dịch viêm và máu này ngấm vào cao răng thường, nhuộm cao răng thường thành màu nâu đỏ. Cao răng nâu đỏ chính là cao răng huyết thanh.
Cao răng nâu đỏ chính là cao răng huyết thanh
2. Có cần thiết phải lấy cao răng hay không và tại sao?
Theo chuyên gia, chúng ta phải lấy cao răng định kỳ. Bởi chỉ bằng việc lấy cao răng, chúng ta thu được những lợi ích sau:
– Hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng: Cao răng là nguyên nhân khởi phát nhiều bệnh lý răng miệng khó chịu như: Hôi miệng, sâu răng, viêm nướu (viêm nướu răng, viêm lợi), viêm nha chu,… Sự phát triển của những bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng rụng răng, tiêu xương hàm. Loại bỏ cao răng là loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…, loại bỏ nguy cơ rụng răng, tiêu xương hàm.
– Duy trì diện mạo cho hàm răng: Cao răng màu trắng ngà, vàng hoặc nâu tồn tại trên bề mặt răng (hoặc bờ dưới lợi) khiến răng ố vàng, xỉn màu, mất thẩm mỹ. Loại bỏ cao răng, hàm răng sẽ được trả lại hình dáng nguyên bản ban đầu, bớt ố vàng, bớt xỉn màu.
3. Tần suất lấy cao răng
Mặc dù là hoạt động được mọi chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên thực hiện, chúng ta không nên lạm dụng lấy cao răng. Bởi nếu khoảng cách giữa hai lần lấy cao răng quá ngắn, răng không được nghỉ ngơi, chúng ta có thể gặp phải một số hiện tượng tiêu cực như: Đau răng, nhức răng, buốt răng, răng nhạy cảm, lung lay răng,…
Theo đó, tần suất lấy cao răng hợp lý cho hầu hết mọi người là 6 tháng một lần. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để răng hồi phục “sức khỏe” và vừa đủ để cao răng vẫn còn trong trạng thái vô hại. Trong một số trường hợp, tần suất lấy cao răng có thể sẽ khác – ngắn hơn hoặc dài hơn, phụ thuộc vào cấu trúc răng hàm mặt, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của từng người. Trong đó, 2 đối tượng sau có thể sẽ phải lấy cao răng khi chưa hết 6 tháng:
– Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê,…
– Người có men răng sần sùi
4. Quy trình lấy cao răng
Quy trình lấy cao răng bao gồm 5 bước sau:
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu và biểu hiện bệnh lao hạch
Quy trình lấy cao răng bao gồm 5 bước
– Bước 1 – Thăm khám ban đầu: Là bước mọi bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện trước khi lấy cao răng. Trong bước này, chuyên gia nha khoa sẽ xác định mức độ cao răng của bệnh nhân: Mức 1, không có quá nhiều cao răng. Mức 2, cao răng che lấp toàn bộ vùng tiếp giáp giữa răng và lợi. Mức 3, cao răng đã gây viêm lợi, viêm nha chu,…
– Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng: Sau thăm khám, chuyên gia nha khoa sẽ vệ sinh khoang miệng để tạo lập môi trường vô khuẩn cho việc lấy cao răng.
– Bước 3 – Lấy cao răng: Dụng cụ lấy cao răng được sử dụng là dao siêu âm. Sóng siêu âm dao giải phóng sẽ làm cao răng tự động tách rời bề mặt răng. Cao răng sẽ được loại bỏ từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. Trong quá trình ấy, ngoài một số bệnh nhân cảm thấy ê buốt do cơ địa nhạy cảm, những trường hợp còn lại sẽ không cảm thấy gì.
– Bước 4 – Đánh bóng răng: Loại bỏ xong toàn bộ cao răng, chuyên gia sẽ tiến hành đánh bóng răng bằng thuốc cho bệnh nhân. Kết thúc bước này, răng sẽ nhẵn, mịn và sáng hơn.
– Bước 5 – Vệ sinh và hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Cuối cùng, chuyên gia sẽ vệ sinh khoang miệng một lần nữa và hướng dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc răng miệng sao cho hạn chế được tối đa tình trạng cao răng.
5. Ngăn ngừa cao răng trở lại
Để hạn chế tối đa việc cao răng xuất hiện trở lại, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc những lưu ý sau:
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng, mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi ăn 30 phút. Nên lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng có khả năng kháng khuẩn, giảm mảng bám.
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột và đường (như bánh kẹo, trái cây sấy, mứt,…) bởi chúng là nguyên liệu sống tuyệt vời cho vi khuẩn tại mảng bám.
– Sử dụng ít hoặc không sử dụng chất kích thích có hại cho cơ thể nói chung và có hại cho răng nói riêng. Chất kích thích ở đây là rượu, bia, cà phê và đặc biệt là thuốc lá (chứa nhiều hóa chất có khả năng trực tiếp tạo ra mảng bám),…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai
Hút ít hoặc không hút thuốc lá để ngăn ngừa cao răng quay trở lại
Như vậy, sự tích tụ cao răng là nguyên nhân sinh nhiều bệnh lý răng miệng khó chịu. Bởi thế, có cần thiết phải lấy cao răng định kỳ để giữ gìn sức khỏe răng miệng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc lấy cao răng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.