Herpes môi là bệnh lý khởi phát do hoạt động của một loại virus có tên là HSV. Bệnh nhân Herpes môi có thể bị sốt, đau miệng, đau họng,… Vậy, bệnh Herpes môi có lây không? Nếu có thì bệnh lây qua những đường nào, nên xử trí ra sao khi mắc bệnh? Lời giải đáp cho tất cả những vấn đề này có trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Bệnh herpes môi có lây không?
1. Tổng quan về Herpes môi: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
1.1. Nguyên nhân
Biểu hiện lâm sàng của Herpes môi là những mụn rộp li ti tập trung thành từng mảng trên môi và xung quanh miệng. Vùng da lân cận những mảng này thường sưng đỏ và đau nhức. Trong vài ngày, các mụn rộp có thể vỡ và chảy dịch trong rồi đóng vảy.
Herpes môi phát sinh do virus Herpes simplex (HSV). Có 2 loại HSV (HSV-1, HSV-2), cả 2 loại đều có thể gây bệnh.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Ngoài những dấu hiệu phía trên, Herpes môi còn có thể được nhận biết qua những tình trạng sau của bệnh nhân:
– Sốt kéo dài: Thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc người miễn dịch kém và người suy giảm miễn dich.
– Đau miệng (chủ yếu đau ở mảng rộp)
– Đau họng: Dấu hiệu này xuất hiện khi virus xâm nhập niêm mạc họng. Tuy nhiên, đây không phải triệu chứng phổ biến.
– Sưng hạch cổ: Dấu hiệu này xuất hiện khi virus xâm nhập hạch cổ. Tương tự đau họng, triệu chứng này cũng ít gặp.
– Ở trẻ nhỏ có thêm triệu chứng chảy nước dãi.
Giai đoạn tiền phát (khoảng 6 – 48 giờ đầu tiên sau nhiễm bệnh) khi chưa có mụn rộp, ở bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác nóng, ngứa, tê, nhói hoặc căng và đau ở vùng nhiễm bệnh.
Biểu hiện của Herpes môi là những mụn rộp tập trung trên môi và xung quanh miệng
Một điểm đáng lưu ý là sau lần nhiễm đầu, virus HSV sẽ tồn tại mãi mãi trong cơ thể và làm bệnh tái phát đi tái phát lại suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Sau mỗi lần tái phát, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
2. Bệnh Herpes môi có lây không?
2.1. Đường lây Herpes môi
Do virus gây ra nên bệnh Herpes môi có khả năng lây nhiễm rất cao. Theo đó, virus có thể xâm nhập cơ thể qua các vết thương hở, qua vùng da xung quanh và trong miệng. Hai con đường lây nhiễm chính của bệnh là:
– Tiếp xúc trực tiếp: Bệnh dễ dàng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người chưa mắc bệnh (nhất là trong giai đoạn khởi phát) khi 2 đối tượng tiếp xúc gần, như: hôn,…
– Tiếp xúc gián tiếp: Virus HSV có thể khu trú trên dụng cụ ăn uống, dụng cụ vệ sinh cá nhân,… Sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với người bệnh, người chưa mắc bệnh có thể bị lây nhiễm.
2.2. Phòng ngừa lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp Herpes môi
Dựa trên những thông tin này, người chưa mắc bệnh có thể chủ động phòng tránh Herpes môi cũng như người bệnh Herpes môi có thể chủ động hạn chế lây nhiễm cho người chưa mắc bệnh.
Cụ thể thì các phương pháp phòng ngừa lây nhiễm Herpes môi chúng ta có như sau: Không tiếp xúc gần với người Herpes môi; không sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với người bệnh; vệ sinh cẩn thận, kỹ lưỡng đồ đạc sinh hoạt của người bệnh; rửa tay, tắm sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đồ đạc sinh hoạt của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Những thắc mắc thường gặp xoay quanh bọc răng sứ
Rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đồ đạc sinh hoạt của bệnh nhân
3. Điều trị Herpes môi
3.1. Điều trị với chuyên gia
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho Herpes môi, Thông thường, bệnh sẽ tự thuyên giảm và biến mất trong 2 tuần. Tuy nhiên, điều trị chủ động bằng thuốc có thể rút ngắn đợt bùng phát của bệnh cũng như hạn chế phần nào nguy cơ bệnh tái phát. Chính vì vậy, khi các dấu hiệu nhận biết Herpes môi xuất hiện, người bệnh, nhất là trẻ nhỏ và người miễn dịch yếu/suy giảm miễn dịch, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia.
Theo đó, thuốc điều trị được chuyên gia chỉ định sẽ phụ thuộc vào việc bệnh là lần đầu khởi phát hay là tái phát.
Đối với Herpes môi tái phát, mục tiêu điều trị là giảm mức độ nghiêm trọng đồng thời giảm thời gian phục hồi, bằng các thuốc sau đây:
– Thuốc mỡ/kem bôi cục bộ (có thể bán theo đơn hoặc không): Những thuốc này có tác dụng giảm đau, ngứa, rút ngắn đợt bùng phát của bệnh.
– Thuốc uống kháng virus (bán theo đơn): Được sử dụng khi dấu hiệu đầu tiên của bệnh xuất hiện. Thuốc không còn hoặc còn rất ít tác dụng khi mụn rộp đã lớn.
Bệnh nhân Herpes môi có thể sử dụng thuốc điều trị hàng ngày để hạn chế nguy cơ tái phát; đặc biệt là với những người tần suất tái phát bệnh lớn, bệnh tái phát nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.
3.2. Điều trị bổ sung
Để giảm triệu chứng bệnh, người Herpes môi (ngoại trừ trẻ nhỏ) có thể bổ sung Vitamin C, Lysine,…. Đây đều là những chất tăng cường miễn dịch. Vitamin C có thể sử dụng ở dạng viên uống hoặc kem bôi cục bộ. Lysine cũng có thể dùng ở dạng viên uống. Ngoài ra, bệnh nhân Herpes môi có thể sử dụng kem bôi chứa kẽm oxit và một số phương pháp hỗ trợ điều trị Herpes môi khác nữa là:
– Giảm sưng đỏ các vùng nhiễm bệnh bằng cách đắp lên chúng một chiếc khăn ướt và mát 3 lần một ngày, mỗi lần 20 phút.
– Làm dịu cơn đau bằng cách súc miệng nước baking soda.
– Hạn chế ăn uống thực phẩm chứa acid, như: Cam, quýt, bưởi, chanh, cà chua,…
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu implant và 7 ưu điểm của cấy ghép implant
Hạn chế ăn uống thực phẩm chứa acid, như: Cam, quýt, bưởi, chanh, cà chua,…
4. Phòng ngừa tái phát Herpes môi
Bệnh nhân Herpes môi có thể hạn chế nguy cơ tái phát bệnh bằng những khuyến cáo sau:
– Hạn chế để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời trong thời gian dài. Nếu có thể, sử dụng kem chống nắng cho môi và mặt trong mọi thời điểm.
– Tránh tối đa dung nạp các loại thực phẩm có thể kích thích phát bệnh, như các loại hạt, socola hoặc gelatin,…
Bệnh Herpes môi có lây không? Bệnh Herpes môi không những lây mà còn lây rất dễ dàng. Bệnh không nguy hiểm nhưng chưa thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng tối đa để phòng ngừa bệnh. Liên hệ Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết nếu còn băn khoăn, thắc mắc, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.