Sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu sẽ có biểu hiện thế nào, nguyên nhân và cách chữa bệnh này là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin này.
Bạn đang đọc: Sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu
Sùi mào gà là bệnh gì?
Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng lây lan qua nhiều con đường, do virus HPV gây ra. Nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng sùi mào gà thường xuất hiện chủ yếu tại cơ quan sinh dục cả nam giới và nữ giới.
Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm
Sùi mào gà lây qua đường nào?
Đường tình dục
Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh sùi mào gà. Quan hệ tình dục ở đây bao gồm cả: quan hệ bằng miệng, hậu môn…Vì thế, khi quan hệ tình dục với những mối quan hệ không an toàn, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để phòng ngừa.
Từ mẹ truyền sang con
Phụ nữ khi mang thai mà mắc sùi mào gà cũng có thể lây cho bé khi sản phụ sinh thường qua âm đạo
Lây qua vết thương hở
Nếu tiếp xúc với những vết trầy xước, dịch tiết có chứa virus HPV của người bệnh thì cũng có thể lây nhiễm sùi mào gà
Biểu hiện sùi mào gà ở nam giới giai đoạn dầu
Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà
Sùi mào gà trải qua nhiều giai đoạn phát triển và mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia các giai đoạn phát triển của sùi mào gà như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: thời gian kéo dài từ 2 – 9 tháng và chưa có triệu chứng gì đặc biệt, khó phát hiện
- Sùi mào gà giai đoạn đầu: Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện những nhú nhỏ, mềm, có màu hồng nhạt, không gây đau rát hay ngứa. Sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu thì những nốt sùi thường xuất hiện ở dây hãm, bao quy đầu, niệu đạo, hậu môn và bìu. Còn đối với nữ giới, nốt sùi thường mọc ở mép, âm đạo, xung quanh hậu môn
- Sùi mào gà giai đoạn sau: Các nốt sùi thường phát triển thành cục to hơn, tạo thành các cục u nhú hình giống hoa mào gà hay súp lơ.
Bệnh rất dễ tái phát nên đòi hỏi người bệnh thường xuyên kiểm tra, kể cả sau khi đã điều trị
Tìm hiểu thêm: Răng lệch khớp cắn và những tác hại
Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà
Sùi mào gà giai đoạn đầu có tự khỏi được không?
Theo các bác sĩ, sùi mào gà dù ở giai đoạn đầu cũng không thể tự khỏi. Thực tế có rất nhiều chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi, hay chỉ dùng thuốc bôi là được. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Thuốc bôi có thể loại bỏ những nốt sùi bên ngoài da nhưng không thể tiêu diệt hết được các virus có trong cơ thể nên bệnh vẫn có thể tái phát.
Do đó, khi có những triệu chứng ban đầu của sùi mào gà, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng xử trí ngay.
>>>>>Xem thêm: Từ hình ảnh viêm nha chu, nhận biết triệu chứng và điều trị kịp thời
Khi phát hiện triệu chứng sùi mào gà nên đến ngay các cơ sở y tế
Điều trị sùi mào gà ở giai đoạn đầu
Phát hiện và điều trị sớm sùi mào gà ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng và dễ điều trị dứt điểm hơn. Thông thường với những trường hợp mắc sùi mào gà ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng đông – tây y kết hơn. Người bệnh chủ yếu được chỉ định dùng kháng sinh để ức chế không cho virus phát triển. Còn thuốc đông y có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh tái phát bệnh.
Chi phí điều trị sùi mào gà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng bệnh: trường hợp người bệnh phát hiện sớm thì việc điều trị dễ dàng và tốn ít thời gian hơn nên chi phí cũng sẽ thấp hơn
- Phương pháp điều trị: hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà như: dùng thuốc, ALD – PDT…và tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp
- Địa chỉ điều trị: mỗi cơ sở y tế sẽ có mức chi phí khác nhau nên người bệnh nên tham khảo trước khi quyết định, quan trọng nhất vẫn là lựa chọn cơ sở uy tín.
Hy vọng những thông tin về sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Xem thêm
>> Đốt sùi mào gà khi mang thai và những điều cần biết
>> Có thai uống collagen được không?
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.