Khi nhắc đến thịt gà, nhiều người, đặc biệt là những người có vấn đề về răng miệng, rất e ngại. Bởi theo cảm nhận của mọi người, ăn thịt gà làm gia tăng tình trạng khó chịu của răng miệng. Vậy, cảm nhận này là đúng hay chỉ là tưởng tượng? Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Đọc bài viết để biết câu trả lời của chuyên gia, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Viêm lợi có ăn được thịt gà không?
1. Tổng quan về viêm lợi
Viêm lợi hay viêm nướu, viêm nướu răng là hiện tượng tại lợi xuất hiện tình trạng viêm. Có thể nhận biết viêm lợi qua những triệu chứng điển hình sau: Lợi đỏ, sưng, mềm, chảy máu khi ăn, khi vệ sinh răng miệng, thậm chí ngay cả khi nói chuyện, tụt lợi; hôi miệng dai dẳng; giữa răng và nướu xuất hiện các túi sâu hoặc mủ; răng lung lay, nhạy cảm; biến dạng khớp cắn; đau khi nhai;…
Dựa trên nguyên nhân sinh bệnh, viêm lợi được phân loại thành:
– Viêm lợi do mảng bám: Là dạng viêm lợi phổ biến hơn trong 2 dạng, hình thành phần lớn là do vệ sinh răng miệng không cẩn thận, kỹ lưỡng, đúng quy cách. Nếu không phải là do nguyên nhân này thì là do các yếu tố toàn thân như suy dinh dưỡng,… hoặc do thuốc.
– Viêm lợi do nguyên nhân khác: Nguyên nhân khác ở đây thường là vi khuẩn, virus, một số loại nấm cụ thể, yếu tố di truyền, các yếu tố toàn thân, tổn thương vật lý, kích ứng khí cụ nha khoa.
Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng phổ biến và không mấy nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh nhân viêm lợi có thể chủ quan. Viêm lợi nếu không được kiểm soát tích cực, có thể tiến triển đến viêm nha chu. Bệnh lý viêm nha chu trực tiếp ảnh hưởng đến mô và xương cấu trúc răng hàm mặt, khiến bệnh nhân tiêu xương và rụng răng hàng loạt.
Viêm lợi có thể phát sinh do khí cụ nha khoa, như răng giả,…
2. Viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phục hồi các bệnh lý toàn thân nói chung và bệnh lý răng miệng nói riêng. Là một món dồi dào năng lượng nhưng như đã chia sẻ phía trên, nhiều người, đặc biệt là những người có vấn đề răng miệng, rất e ngại thịt gà. Bởi sau khi ăn thịt gà, tình trạng đau nhức răng hoặc sẽ xuất hiện hoặc sẽ tăng cường. Thực tế này khiến nhiều người thắc mắc: Viêm lợi thì có ăn được thịt gà không?
Câu trả lời chính xác mà chuyên gia chia sẻ với chúng ra là: Có, người viêm lợi không những có thể ăn thịt gà mà còn nên bổ sung thịt gà vào thực đơn hàng ngày. Bởi không chỉ giàu đạm và khoáng chất, thịt gà còn chứa nhiều Vitamin K. Đây là loại Vitamin nếu thiếu, người viêm lợi sẽ mệt mỏi, tình trạng chảy máu lợi dễ xảy ra hơn, tế bào lợi khó phục hồi hơn.
Về tình trạng đau nhức răng khi ăn thịt gà, chuyên gia lý giải như sau: Sợi thịt gà mảnh, dai và có tính bám dính cao, rất dễ dắt vào kẽ răng nhưng lại tương đối khó làm sạch. Sau khi ăn thịt gà, nếu bệnh nhân không cố gắng vệ sinh răng miệng cẩn thận, để thịt gà sót lại, lâu ngày tình trạng nhiễm trùng lợi sẽ gia tăng. Như vậy, vấn đề căn nguyên ở đây vẫn là vệ sinh răng miệng chứ không phải là thịt gà.
3. Những thực phẩm nên và không nên ăn – uống khi bị viêm lợi
3.1. Những thực phẩm nên ăn – uống, ngoài thịt gà
– Rau củ quả: Đặc biệt là bông cải, cà rốt, cần tây,… Rau củ quả giàu chất xơ, có khả năng hỗ trợ làm sạch khoang miệng, kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
– Thực phẩm giàu acid Lactic: Như sữa chua, bánh mì, sữa bò tươi,…. Công dụng của nhóm thực phẩm này là thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi.
– Thực phẩm giàu Omega 3: Điển hình có thể kể đến là cá hồi, thịt bò, hạt óc chó,… Nhóm thực phẩm này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
– Tỏi và gừng: Hai gia vị này có khả năng kháng khuẩn và chống viêm.
Tìm hiểu thêm: Hen phế quản ở bà bầu có nhiều điểm khác biệt
Tỏi là gia vị có khả năng kháng khuẩn và chống viêm
– Trái cây giàu Vitamin C (đặc trưng bằng vị chua, như cam, quýt, bưởi,…): Vitamin C là loại Vitamin cần cho sự phát triển và duy trì sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể.
– Mật ong và chanh: Mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Uống mật ong pha chanh mỗi sáng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm lợi rất hiệu quả.
– Trà xanh: Chứa Catechins – một hợp chất có tác dụng ngăn ngừa viêm lợi và hôi miệng mạnh mẽ.
3.2. Những thực phẩm không nên ăn – uống để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm lợi
– Thực phẩm cay, nóng: Như ớt, tiêu, đồ chiên rán,…
– Thực phẩm lạnh: Như kem, đá bào, nước đá,…
– Thức ăn nhiều tinh bột, đường: Như bánh kẹo, hoa quả sấy,…
– Nước uống có ga
– Sản phẩm chứa chất kích thích, tiêu biểu có thể kể đến là: Bia, rượu, thuốc lá,…
– Cà chua: Chứa acid, có thể khiến cơn đau do viêm lợi trở nên trầm trọng hơn.
4. Lưu ý khác trong điều trị viêm lợi
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, để rút ngắn thời gian hồi phục, bệnh nhân viêm lợi còn cần: Thăm khám với chuyên gia nha khoa, tiến hành điều trị viêm lợi chính xác như chỉ định và vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng.
Cách vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn bệnh nhân có thể áp dụng là:
– Sử dụng bàn chải và kem đánh răng: Lựa chọn bàn chải mềm, kem đánh răng chứa florua và ít xút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 2 phút, chải tròn hoặc dọc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và ngược lại. Vị trí đặt bàn chải đối với răng cửa là nghiêng 45 độ so với viền nướu. Vị trí đặt bàn chải đối với răng hàm là song song bề mặt răng. Chỉ nên đánh răng với bàn chải và kem đánh răng 30 phút sau ăn.
– Sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước: Để làm sạch thức ăn thừa tại những điểm mà bàn chải không thể làm sạch được.
– Sử dụng dung dịch kháng khuẩn, nước muối sinh lý hoặc nước trà xanh để súc miệng.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm lợi cần bổ sung đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô miệng. Bởi miệng khô là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo và cách chữa trị hiệu quả
Bệnh nhân viêm lợi cần bổ sung đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày
Như vậy, bài viết này đã cung cấp câu trả lời thích đáng cho câu hỏi: “Viêm lợi có ăn được thịt gà không?”. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.