Cách trị viêm lợi chân răng dứt điểm

Viêm lợi chân răng là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới mất răng nếu mọi người chủ quan trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Mọi người cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường ở nướu răng và thăm khám kịp thời để được bác sĩ đưa ra những cách trị viêm lợi chân răng hiệu quả, dứt điểm.

Bạn đang đọc: Cách trị viêm lợi chân răng dứt điểm

1. Nhận biết viêm lợi chân răng

Viêm lợi là vấn đề răng miệng phổ biến và hầu hết mỗi người đều mắc phải ít nhất một lần trong đời. Viêm lợi càng để lâu thì tình trạng càng nặng, tổn thương nướu càng lớn. Khi mắc bệnh, mọi người thường có thể phát hiện nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

– Lợi có màu đỏ

– Sưng tấy, phì đại

– Cảm giác đau nhức

– Lợi dễ chảy máu

– Có mảng bám quanh răng

– Cao răng nhiều

– Hôi miệng

– Răng ngả vàng…

Cách trị viêm lợi chân răng dứt điểm

Viêm lợi thường xảy ra khi vi khuẩn tấn công quá mức gây sưng tấy, đau nhức vùng nướu răng

Viêm lợi chân răng có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại, dẫn tới lợi vùng quanh răng bị tấn công và tổn thương. Nhiều người hiện nay thường chủ quan với bệnh viêm lợi, khiến bệnh diễn tiến nặng, trở thành mạn tính và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, bác sĩ nha khoa khuyến cáo mọi người cần đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường kể trên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh viêm lợi chân răng.

2. Cách trị viêm lợi chân răng

2.1. Vệ sinh răng miệng

Nguyên nhân chính dẫn tới viêm lợi là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, vì vậy ở giai đoạn bệnh chưa nghiêm trọng, có thể cải thiện bằng việc vệ sinh răng miệng khoa học.

– Lấy cao răng thường xuyên 3-4 tháng/lần tại nha khoa để loại bỏ các ổ vi khuẩn gây bệnh.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương và gây chảy máu nướu.

– Sử dụng kem đánh răng có thành phần flour, kem đánh răng an toàn được bác sĩ khuyến cáo.

– Làm sạch vùng kẽ răng bằng chỉ nha khoa và máy tăm nước nhưng nên thực hiện nhẹ nhàng bởi trong giai đoạn này phần nướu răng rất nhạy cảm.

– Súc miệng nhẹ nhàng bằng các dung dịch chuyên dụng chứa chất kháng khuẩn như hydrogen peroxide hexetidin, chlorhexidinzin, gluconat, chlorinedioxid… hoặc nước muối sinh lý.

2.2. Điều trị nội khoa

Trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm trung bình tới nặng, cần được điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ nha khoa bằng việc sử dụng một số loại thuốc như:

– Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh đầu tay beta-lactam, macrolid  có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở lợi và chân răng. Viêm lợi nặng gây viêm nha chu có thể sử dụng phối hợp kháng sinh nhóm macrolid và metronidazol.

– Thuốc kháng viêm non-steroid (các loại ibuprofen, meloxicam, diclophenac…) để giảm các triệu chứng sưng tấy, viêm nhiễm vùng nướu.

– Thuốc giảm đau: Các loại giảm đau thông thường được sử dụng ví dụ như Paracetamol nhưng thường được khuyến cáo không sử dụng thường xuyên.

– Thuốc hạ sốt: Nếu người bệnh bị sốt cao trên 39 độ C trong khi đang điều trị viêm lợi có thể được kê hạ sốt để ngăn ngừa nguy cơ gây co giật.

Cách trị viêm lợi chân răng dứt điểm

Viêm lợi chân răng trung bình có thể điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm…

2.3. Điều trị ngoại khoa

Đối với trường hợp bị viêm lợi nặng dẫn tới áp xe quanh chân răng và có mủ, bác sĩ sẽ thực hiện chích rạch, dẫn lưu mủ trước và tiến hành các kỹ thuật điều trị tiếp theo.

Điều trị ngoại khoa đối với bệnh viêm lợi thường áp dụng phương pháp phẫu thuật cấy ghép vạt lợi. Phương pháp này được áp dụng nếu như người bệnh mắc viêm lợi nặng khiến lợi bị tụt xuống, không còn khả năng bảo vệ chân răng. Đây là thủ thuật tái tạo hình dạng nướu răng để phục hồi phần nướu bị tổn thương và bảo vệ chân răng tốt hơn.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách phần nướu để làm sạch các mô nướu bị tổn thương ra ngoài. Sau đó, dùng nướu ở khẩu cái hoặc các vùng phù hợp khác để cấy ghép vào vị trí cần điều trị. Sau cùng, bác sĩ sẽ khâu vết thương và bảo vệ bằng việc phủ kín màng sinh học. Thời gian lành thương kéo dài khoảng 6 tuần và mất tới hơn 1 năm thì mô nướu mới tái cấu trúc như ban đầu.

Tìm hiểu thêm: Viêm thực quản độ a và những điều cần biết

Cách trị viêm lợi chân răng dứt điểm

Chích rạch dẫn lưu mủ hoặc cấy ghép vạt lợi là những cách trị viêm lợi chân răng thường được áp dụng

3. Phòng ngừa viêm lợi

Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám có thể gây viêm lợi. Vì vậy, mọi người cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour, chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước… để có thể làm sạch sâu trong các kẽ răng. Đồng thời, vệ sinh cả mặt lưỡi và súc miệng kỹ để loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Cần lưu ý, sau khi vệ sinh răng miệng, mọi người phải làm sạch các dụng cụ chải răng kỹ lưỡng và để chúng ở những nơi khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay mới các dụng cụ vệ sinh răng theo khuyến cáo của bác sĩ.

Song song với kế hoạch vệ sinh răng miệng khoa học, mọi người cần có lối sống lành mạnh, khoa học để củng cố sức khỏe hàm răng:

– Khám nha khoa thường xuyên từ 1-2 lần/năm để có thể kiểm soát sức khỏe của răng cũng như giúp phát hiện sớm bệnh lý nha khoa để điều trị kịp thời.

– Từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia bởi các chất có hại trong những thứ đồ này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của răng.

– Không ăn những thực phẩm có quá nhiều gia vị cay nồng, đồ ăn quá dai cứng để tránh gây tổn thương men răng và nướu.

– Bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe hàm răng.

– Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, dầu mỡ hoặc thức ăn có tính axit cao.

Cách trị viêm lợi chân răng dứt điểm

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn và những điều cần biết!

Khám nha khoa thường xuyên từ 1-2 lần/năm để có thể kiểm soát sức khỏe của răng

Trên đây là những cách trị viêm lợi chân răng hiệu quả, thường được áp dụng hiện nay. Mọi người nếu phát hiện sức khỏe răng miệng giảm sút thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và xử trí đúng cách giúp bảo toàn sức khỏe răng miệng tối ưu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *