Ý nghĩ đầu tiên với hầu hết các chị em phụ nữ khi bị chậm kinh là họ đang mang thai Nhận biết có thai hay chỉ là trễ kinh . Câu hỏi trong đầu họ lúc này là liệu có phải mình đang mang thai. Thế nhưng cùng với lý do mang thai thì còn rất nhiều yếu tố khác khiến cho kinh nguyệt của bạn bị chậm trễ.
Bạn đang đọc: Nhận biết có thai hay chỉ là trễ kinh
1. Stress
Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi căng thẳng còn làm giảm lượng hoocmon, đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng không rụng trứng hoặc chậm kinh. Trong trường hợp này hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Khi mang thai chị em sẽ bị chậm kinh nhưng bị chậm kinh ngoài lý do mang thai thì còn nhiều nguyên nhân khác
2. Bệnh tật
Bị ốm đột ngột, bị mệt trong thời gian ngắn hoặc dài đều có thể gây ra hiện tượng trễ kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt sẽ có lại sau khi bạn khỏi ốm. Đây là trường hợp vắng kinh nguyệt tạm thời.
3. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn thấy sinh sớm hoặc muộn hơn hàng tháng. Điều này không quá nghiêm trọng vậy nên các chị em không cần phải quá lo lắng
Tính sai chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ
4. Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai lần đầu hoặc bạn chuyển sang một loại thuốc tránh thai mới… tất cả đều có thế khiến bạn bị trễ kinh. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tác dụng phụ này và tìm một phương pháp tránh thai hiệu quả hơn.
5. Tăng cân đột ngột
Việc tăng trọng lượng cơ thể quá nhiều có thể làm thay đổi chu kỳ hoocmon và khiến cho bạn bị trễ kinh. Hầu hết các chị em sẽ thấy kinh nguyệt trở lại sau khi giảm trọng lượng.
Tìm hiểu thêm: Sản phụ sau đẻ mổ nằm sấp được không? Cần chú ý những gì?
Căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ trễ kinh 4 ngày
6. Giảm cân đột ngột
Nếu bạn không đủ trọng lượng chuẩn của cơ thể hoặc bị giảm cân đột sau khi ốm hoặc bị bệnh… bạn sẽ không thấy “ngày đèn đỏ”. Hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ làm việc vất vả hoặc những vận động viên chuyên nghiệp.
7. Tính sai chu kỳ kinh
Theo quy tắc chuẩn thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày nhưng không phải ai cũng có chu kỳ kinh giống nhau và thời gian này cũng thay đổi từ khoảng 25-35 ngày. Đôi khi chúng ta thấy trễ kinh bởi chúng ta tính nhầm ngày, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà muốn biết ngày rụng trứng hãy tính sau ngày đèn đỏ hai tuần
8. Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bạn đang chuyển từ giai đoạn sinh sản sang độ tuổi không sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt của bạn có thể nhiều hơn, ít hơn thậm chí vắng kinh. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường và để chắc chắn không bị mang thai ngoài ý muốn bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai.
>>>>>Xem thêm: Người bệnh ung thư ăn uống ngày Tết như thế nào?
Thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và có hướng xử trí kịp thời khi bị chậm kinh thường xuyên
9. Thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là thời điểm bạn sẽ không thể rụng trứng hoặc có kinh nguyệt, mãn kinh có thể là một hiện tượng tự nhiên hoặc qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
10. Mang thai
Cuối dùng dấu hiệu trễ kinh ở chị em có thể là do bạn đang mang thai. Để biết chính xác, hãy sử dụng que thử thai để có được kết quả sớm nhất.
Các chị em lưu ý, mặc dù dấu hiệu trễ kinh và mang thai khá giống nhau nhưng khi mang thai chị em sẽ bị trễ kinh, tuy nhiên khi bị trễ kinh thì chưa hẳn chị em đã mang thai. Vậy nên để chắc chắn mình có mang thai hay không các bạn hãy đến gặp các bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó có hướng xử trí kịp thời
Hy vọng với tất cả những thông tin đã chia sẻ có thể cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể, chi tiết. thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Có thai uống thuốc say xe được không
- Đàn ông có mang thai được không
- Có thai uống collagen được không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.