Viêm chân răng hay còn gọi là viêm quanh răng/viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa nguy hiểm nhất mà chúng ta có thể mắc phải. Vậy, viêm chân răng là gì? Nhận biết viêm chân răng thế nào? Và viêm chân răng làm sao hết? Bài viết sau có câu trả lời cho cả 3 câu hỏi ấy, tìm hiểu cùng Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Viêm chân răng làm sao hết?
1. Viêm chân răng là gì?
Viêm chân răng/viêm quanh răng/viêm nha chu là những cụm từ được sử dụng để gọi tình trạng viêm của các tổ chức xung quanh răng. Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể phát sinh do một hoặc một vài nguyên nhân khác sau: Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, suy giảm miễn dịch (bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, HIV,…), mang thai, hút nhiều thuốc lá, bệnh nền (đái tháo đường,…).
Không có nhiều bệnh nhân phát hiện bản thân bị viêm chân răng từ giai đoạn sớm, bởi bệnh lý viêm chân răng thường tiến triển âm thầm qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Cao răng hình thành do vệ sinh răng miệng kém, tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn tại các kẽ răng, cổ răng, viền lợi,…, kích thích lợi, dẫn đến viêm lợi. Lúc này lợi sẽ sưng, đỏ, chảy máu khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng, nói chuyện.
– Giai đoạn 2: Viêm lợi không được kiểm soát tích cực, tiến triển thành viêm chân răng. Bệnh lý viêm chân răng không được điều trị tốt, gây tụt lợi, tiêu xương ổ răng, làm răng lung lay và rụng.
Xem xét đặc điểm của 2 giai đoạn phát triển bệnh lý viêm chân răng, bạn có thể sẽ thắc mắc: Ngay từ giai đoạn 1, bệnh lý này đã có biểu hiện rõ ràng, tại sao lại nói không nhiều bệnh nhân phát hiện sớm. Bởi mặc dù triệu chứng giai đoạn 1 có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, những dấu hiệu này lại biến mất rất nhanh chóng, khiến người bệnh nghĩ rằng bệnh đã khỏi.
Viêm chân răng không được điều trị tốt có thể làm răng lung lay và rụng
2. Nhận biết viêm chân răng thế nào?
Ngoài dấu hiệu cao răng xuất hiện ở cổ răng và lợi sưng, chảy máu khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng hoặc thậm chí khi nói chuyện; chúng ta có thể nhận biết bệnh lý viêm chân răng thông qua những tình trạng sau của răng miệng: Lợi chảy mủ khi bị đè/ấn, hôi miệng, dị cảm ở răng khi ăn nhai, răng thưa,…
3. Viêm chân răng làm sao hết?
Để hết viêm chân răng, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị với chuyên gia nha khoa ngay lập tức. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, về cơ bản, có 4 phương pháp giải quyết bệnh lý viêm chân răng là: Điều trị khẩn cấp, điều trị không phẫu thuật, điều trị phẫu thuật và điều trị duy trì.
3.1. Điều trị khẩn cấp viêm chân răng
Được áp dụng khi bệnh nhân có áp xe ở lợi (sờ vào thấy đau) hoặc niêm mạc miệng bị viêm (sưng, đỏ). Thường là bệnh nhân sẽ được kê đơn kháng sinh để ổn định tình trạng viêm – nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng bệnh. Viêm chân răng vẫn có thể theo chu kỳ tái phát cấp tính hoặc tiến triển thành mãn tính, nếu bệnh nhân chỉ “chữa cháy” bằng phương pháp này.
Tìm hiểu thêm: Bướu sợi tuyến vú để lâu có sao không?
Điều trị khẩn cấp viêm chân răng bằng thuốc kháng sinh
3.2. Điều trị không phẫu thuật viêm chân răng
Quy trình điều trị viêm chân răng bằng phương pháp không phẫu thuật diễn ra như sau:
– Bôi thuốc chống viêm, kháng khuẩn lên vùng lợi sưng,
– Lấy cao răng,
– Kiểm tra tình trạng các miếng trám răng (nếu có), chỉnh sửa hoặc thay thế nếu cần. Phục hình các răng đã trám sai kỹ thuật hoặc trám tạm thời,
– Cố định răng lung lay (nếu có),
– Nhổ răng trong trường hợp răng không thể vãn hồi.
3.3. Điều trị phẫu thuật viêm chân răng
Điều trị phẫu thuật viêm chân răng chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác đã được thực hiện nhưng không đem đến kết quả khả quan. Theo đó, các phương pháp điều trị phẫu thuật viêm chân răng phổ biến là:
– Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Chuyên gia tiến hành loại bỏ các túi nha chu, tạo điều kiện thuận lợi để thao tác vệ sinh mảng bám chứa vi khuẩn trên răng.
– Phẫu thuật tái tạo: Khi các túi nha chu được loại bỏ, mô và xương nha chu tồn tại nhiều vùng tổn thương (mô và xương nha chu bị tiêu biến bởi sự tồn tại của các túi nha chu). Càng nhiều vùng tổn thương trên mô và xương nha chu, răng càng lung lay. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được phẫu thuật tái tạo mô và xương nha chu.
– Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm chân răng có thể làm tụt lợi, lộ chân răng, khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt và mất tính thẩm mỹ. Khi hiện tượng đó xuất hiện, phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện, nhằm cải thiện tình trạng lợi tụt và phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật này có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều răng.
>>>>>Xem thêm: Kinh nguyệt không đều sau sinh: khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Cần điều trị duy trì với chuyên gia để hạn chế viêm chân răng tái phát và tiến triển
3.4. Điều trị duy trì viêm chân răng
Khi đã kiểm soát bệnh lý viêm chân răng thành công, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì theo hướng dẫn của chuyên gia nha khoa để ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển.
Một phần rất quan trọng trong điều trị duy trì viêm chân răng là vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng chỉ được đánh giá là đạt tiêu chuẩn khi bệnh nhân thực hiện nó như sau:
– Vệ sinh răng miệng với bàn chải mềm và kem đánh răng chứa flour 2 – 3 lần mỗi ngày, trong 2 – 3 phút, sau khi ăn 30 phút. Chải răng theo chuyển động tròn hoặc dọc, không chải ngang; chải từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và ngược lại. Đối với răng cửa, bàn chải đặt nghiêng so với viền lợi một góc 45 độ. Đối với răng hàm, bàn chải đặt song song bề mặt răng.
– Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước hoặc cả hai (tuyệt đối không dùng tăm) để làm sạch những vùng bàn chải không thể làm sạch.
– Sử dụng dung dịch súc miệng chứa flour hoặc nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.
Viêm chân răng làm sao hết? Muốn hết viêm chân răng, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị với chuyên gia ngay khi các dấu hiệu nhận biết bệnh xuất hiện. Càng điều trị sớm bệnh lý viêm chân răng, hiệu quả thu được càng nhiều và di chứng để lại càng ít. Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm chân răng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.